Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
Giải bài 6 trang 139 sgk hóa học 10 Hiđro sunfua Lưu huỳnh đioxit và Lưu huỳnh trioxit:
a) Bằng phản ứng hóa học nào có thể chuyển hóa lưu huỳnh thành lưu huỳnh đioxit và ngược lại lưu huỳnh đioxit thành lưu huỳnh ?
b) Khí lưu huỳnh đioxit là khí chủ yếu gây mưa axit. Mưa axit phá hủy những công trình được xây dựng bằng đá, thép.
Tính chất nào của SO$_{2}$ đã hủy hoại những công trình này ? Hãy dẫn ra những phản ứng hóa học để chứng minh.
Lời giải chi tiết
a) S + O$_{2}$ -> SO$_{2}$ (dựa vào tính khử của S).
SO$_{2}$ + H$_{2}$S -> 3S + 2H$_{2}$O (dựa vào tính oxi hóa của SO$_{2}$).

b) Tính khử của SO$_{2}$.
SO$_{2}$ do nhà máy thải vào khí quyển. Nhờ xúc tác là oxit kim loại trong khói bụi nhà máy, nó bị O$_{2}$ của không khí oxi hóa thành SO$_{3}$
2SO$_{2}$ + O$_{2}$ \(\xrightarrow{{xt,{t^o}}}\) 2SO$_{3}$
SO$_{3}$ tác dụng với nước mưa tạo thành mưa axit tạo ra H$_{2}$SO$_{4}$. Tính axit của H$_{2}$SO$_{4}$đã phá hủy những công trình được xây dựng bằng đá (CaCO$_{3}$), thép (Fe).