Giải bài 3 trang 45 SGK Hóa học 11 Axit nitric và muối nitrat

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
Giải bài 3 trang 45 SGK Hóa học 11 Axit nitric và muối nitrat:
Hãy chỉ ra những tính chất hóa học chung và khác biệt giữa axit nitric và axit sunfuric. Viết các phương trình hóa học để minh họa.
Học Lớp hướng dẫn giải
- Những tính chất chung:
- Với axit H$_{2}$SO$_{4}$ loãng và HNO$_{3}$ đều có tính axit mạnh
+ Làm quỳ tím đổi sang màu đỏ
+ Tác dụng với bazơ, oxit bazơ không có tính khử (các nguyên tố có số oxi hoá cao nhất):
2Fe(OH)$_{2}$ + 3H$_{2}$SO$_{4}$ → Fe$_{2}$(SO$_{4}$)$_{3}$+ 6H$_{2}$O
Fe$_{2}$O$_{3}$ + 6HNO$_{3}$ → 2Fe(HNO$_{3}$)$_{3}$ + 3H$_{2}$O
HNO$_{3}$ + CaCO$_{3}$ → Ca(NO$_{3}$)$_{2}$ + H$_{2}$O + CO$_{2}$↑
H$_{2}$SO$_{4}$ + Na$_{2}$SO$_{3}$ → Na$_{2}$SO$_{4}$ + H$_{2}$O + SO$_{2}$↑
- Với axit H$_{2}$SO$_{4(đặc)}$ và axit HNO$_{3}$ đều có tính oxi hoá mạnh
+ Tác dụng được với hầu hết các kim loại (kể cả kim loại đứng sau hiđro trong dãy hoạt động hoá học) và đưa kim loại lên số oxi hoá cao nhất.
Fe + 4HNO$_{3}$ → Fe(NO$_{3}$)$_{3}$ + NO↑ + 2H$_{2}$O
Cu + 2H$_{2}$SO$_{4(đặc)}$ → CuSO$_{4}$ + SO$_{2}$↑ + 2H$_{2}$O
+ Tác dụng với một số phi kim (đưa phi kim lên số oxi hoá cao nhất)
C + 2H$_{2}$SO$_{4(đặc)}$ → CO$_{2}$↑ + 2SO$_{2}$↑ + 2H$_{2}$O
S + 2HNO$_{3}$ → H$_{2}$SO$_{4}$ + 2NO↑
+ Tác dụng với hợp chất( có tính khử)
3FeO + 10HNO$_{3}$ → 3Fe(NO$_{3}$)$_{3}$ + NO↑ + 5H$_{2}$O
2Fe(OH)$_{2}$ + 4H$_{2}$SO$_{4(đặc)}$ → Fe$_{2}$(SO$_{4}$)$_{3}$ + SO$_{2}$↑ + H$_{2}$O
Cả hai axit khi làm đặc nguội đều làm Fe và Al bị thụ động hoá (có thể dùng bình làm bằng nhôm và sắt để đựng axit nitric và axit sunfuaric đặc)
- Những tính chất khác biệt:
- Với axit H$_{2}$SO$_{4}$ loãng có tính axit, còn H$_{2}$SO$_{4}$ đặc mới có tính oxi hoá mạnh, còn axit HNO$_{3}$ dù là axit đặc hay loãng đề có tính oxi hoá mạnh khi tác dụng với các chất có tính khử.
- H$_{2}$SO$_{4}$ loãng không tác dụng được với các kim loại đứng sau hiđro trong dãy hoạt động hoá học như axit HNO$_{3}$.
Fe + H$_{2}$SO$_{4}$ (loãng) → FeSO$_{4}$ + H$_{2}$↑
Cu + H$_{2}$SO$_{4}$ (loãng) : không có phản ứng