Đề thi Đề thi thử vật lý lần 1 trường THPT Chuyên Phan Bội Châu năm 2020

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
7scv giới thiệu đề thi thử vật lý 2020 trường THPT Chuyên Phan Bội Châu lần 1. Nội dung chính đề thi thử vật lý:

Câu 23: Điện năng được truyền từ một nhà máy điện có công suất 1 MW đến nơi tiêu thụ bằng đường dây tải điện một pha. Biết điện trở tổng cộng của đường dây bằng 50 Ω, hệ số công suất ở nơi tiêu thụ bằng 1, điện áp hiệu dụng đưa lên đường dây là 25 kV. Coi hao phí điện năng chỉ do tỏa nhiệt trên đường dây thì hiệu suất truyền tải điện năng bằng
A. 99,8%.
B. 86,5%.
C. 96%.
D. 92%.

Câu 24: Sóng cơ hình sin có tần số 10 Hz lan truyền trên Ox từ O với tốc độ 2,4 m/s, biên độ sóng bằng 4 cm. Hai phần tử M và N có vị trí cân bằng cách nhau 10 cm (M gần O hơn N). Tại thời điểm t, li độ của M bằng 2 cm và đang tăng thì giá trị vận tốc của N bằng
A. 40π cm/s.
B. 80π cm/s.
C. –40π cm/s.
D. –80π cm/s.

Câu 25: Ở mặt nước, tại hai điểm A và B cách nhau 22 cm có hai nguồn dao động cùng pha theo phương thẳng đứng phát ra hai sóng kết hợp có bước sóng 3 cm. Trong vùng giao thoa M là điểm với AM – MB = 7 cm. Trên đoạn thẳng AM có số điểm cực tiểu giao thoa là
A. 9.
B. 7.
C. 8.
D. 10.

Câu 26: Một con lắc đơn tích điện, được đặt trong một điện trường đều mà vectơ cường độ điện trường có phương nằm ngang. Bỏ qua lực cản của không khí. Tại vị trí cân bằng dây treo lệch một góc 200 so với phương thẳng đứng và chu kì dao động nhỏ của con lắc trong điện trường là 1,93 s. Khi không có điện trường thì chu kì dao động điều hòa của nó là
A. 1,65 s.
B. 2,01 s.
C. 2,25 s.
D. 1,99 s.

Câu 27: Một sợi dây đàn hồi dài 100 cm có hai đầu cố định. Trên dây đang có sóng dừng với biên độ sóng tại điểm bụng bằng 4 cm. Quan sát trên dây có 8 điểm dao động với biên độ bằng 2 cm, biết tần số dao động của sợi dây bằng 12 Hz. Tốc độ truyền sóng trên dây là
A. 3 m/s.
B. 2 m/s.
C. 6 m/s.
D. 12 m/s.

Câu 33: Một vật phẳng nhỏ AB đặt trước một thấu kính hội tụ, cho ảnh thật cách thấu kính 60 cm. Nếu thay thấu kính hội tụ bằng thấu kính phân kì có cùng độ lớn tiêu cự và đặt đúng vào chỗ thấu kính hội tụ thì ảnh của AB sẽ nằm cách thấu kính 12 cm. Tiêu cự của thấu kính hội tụ là
A. f = 30 cm.
B. f = 25 cm.
C. f = 40 cm.
D. f = 20 cm.

Câu 35: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm lò xo có độ cứng k = 100 N/m, vật treo có khối lượng m. Chọn trục Ox có phương thẳng đứng, chiều dương hướng xuống gốc O trùng với vị trí cân bằng của vật. Kích thích cho vật dao động điều hòa trên trục Ox với biên độ A. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của tích giá trị lực đàn hồi Fđh và lực kéo về F tác dụng lên vật vào li độ x như hình vẽ. Lấy g = 10 m/s2 . Trong một chu kì dao động, khoảng thời gian mà lực kéo về cùng chiều với lực đàn hồi của lò xo là
con lắc lò xo treo thẳng đứng.JPG
A. 1/6 s.
B. 1/30 s.
C. 1/5 s.
D. 1/10 s.

Câu 36: Một lò xo nhẹ có độ cứng 100 N/m, đầu trên của lò xo treo vào một điểm cố định. Vật A có khối lượng 0,2 kg được treo vào đầu dưới của lò xo. Vật B có khối lượng 0,2 kg treo vào vật A nhờ một sợi dây mềm, nhẹ, không dãn và đủ dài để khi chuyển động vật A và vật B không va chạm nhau (hình bên). Ban đầu giữ vật B để lò xo có trục thẳng đứng và dãn 12 cm rồi thả nhẹ. Lấy g = 10 m/s2 và π2 = 10. Quãng đường vật A đi được tính từ lúc thả vật B đến khi vật A dừng lại lần đầu là
một lò xo nhẹ.JPG
A. 17,29 m.
B. 15,29 m.
C. 6,71 m.
D. 12,0 m.

Câu 37: Đặt một điện áp u = U0cos(ωt) (U0 và ω không đổi) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở R, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L thay đổi được và tụ điện có điện dung C. Khi L = L0 thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây là${U_L} = \frac{{{U_0}}}{{\sqrt 2 }},$ khi L = L0 + 8/9π (H) hoặc L = L0 + 1/2π (H) (H) thì điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn dây có giá trị bằng nhau. Khi L = L0 thì điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn dây có giá trị cực đại. Giá trị của L0
A. 2/3π (H)
B. 3/4π (H)
C. 3/2π (H)
D. 4/3π (H)

Câu 38: Đặt một điện áp xoay chiều u = 150$\sqrt 2 $cos(100πt) V vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở R = 50$\sqrt 3 $Ω, cuộn dây không thuần cảm có độ tự cảm L = 0,75/π (H) và điện trở r. Gọi u1, u2 lần lượt là điện áp tức thời hai đầu R và hai đầu cuộn dây, đồ thị biểu diễn tích u1.u2 theo thời gian t như hình bên. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch bằng
cường độ dòng điện hiệu dụng.JPG
A. 2 A.
B. 1 A.
C. $\sqrt 2 $
D. $\sqrt 3 $

Câu 39: Đặt điện áp u = 200$\sqrt 2 $cos(100$\pi $t) V vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở R = 50 Ω, cuộn cảm thuần có độ tự cảm $L = \frac{{\sqrt 3 }}{\pi }\left( H \right)$ và tụ điện có điện dung C. Gọi i là cường độ dòng điện tức thời qua mạch. Biết u sớm pha hơn i và trong một chu kì khoảng thời gian mà u.i ≤ 0 là 1/150 s. Nếu tháo bỏ cuộn cảm khỏi mạch thì biểu thức cường độ dòng điện qua mạch là
A. i = 4$\sqrt 2 $cos(100πt - π/6) A.
B. i = 2$\sqrt 2 $cos(100πt + π/3) A.
C. i = 2$\sqrt 2 $cos(100πt - π/3) A.
D. i = 4$\sqrt 2 $cos(100πt + π/6) A.

Câu 40: Ở mặt nước có hai nguồn kết hợp đặt tại hai điểm A và B, dao động cùng pha theo phương thẳng đứng, phát ra hai sóng có bước sóng λ. Khoảng cách AB = 8$\sqrt 2 $λ. C là điểm ở mặt nước sao cho ABC là tam giác vuông cân tại B. Trên AC số điểm dao động với biên độ cực đại và cùng pha với các nguồn là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 5.
 
Sửa lần cuối: