Đề thi thử THPTQG lần 1 năm 2018 – 2019 môn Ngữ Văn trường Yên Lạc 2 – Vĩnh Phúc

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
Đề thi thử THPTQG lần 1 năm 2018 – 2019 môn Ngữ Văn trường Yên Lạc 2 – Vĩnh Phúc

I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm).
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

THỜI GIAN LÀ VÀNG
Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.
Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.
Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.
Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ.
Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.
Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.

(Phương Liên - Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục)

Câu 1. Theo tác giả, thời gian có những giá trị nào?
Câu 2. Xác định và nêu hiệu quả nghệ thuật của 01 biện pháp tu từ cú pháp
trong văn bản?
Câu 3. Theo anh/chị, tại sao tác giả cho rằng: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì
mua được mà thời gian không mua được?
Câu 4. Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất với anh/chị? Vì sao?

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1.(2,0 điểm)

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được
nêu ở phần Đọc - hiểu: “Thời gian là vàng”.

Câu 2.(5,0 điểm)
Cảm nhận vẻ đẹp của hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ sau:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.​

(Tây Tiến – Quang Dũng , Ngữvăn 12, tâp̣ môt,̣ NXB Giáo dục Việt Nam).

Từ đoạn thơ trên, anh/chị liên hệ với hình tượng người nông dân – nghĩa sĩ Cần Giuộc trong tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu (Ngữ văn 11- tập 1; NXB Giáo dục Việt Nam) để thấy rõ sự kế thừa và đổi mới trong cảm hứng yêu nước của Văn học Việt Nam.
 
Sửa lần cuối: