Đề thi thử THPTQG lần 1 môn Sinh học năm 2018 – 2019 trường Lý Thái Tổ – Bắc Ninh

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
Đề thi thử THPTQG lần 1 môn Sinh học năm 2018 – 2019 trường Lý Thái Tổ – Bắc Ninh
Câu 1: Những giới sinh vật thuộc nhóm sinh vật nhân thực là
A. Giới khởi sinh, giới nấm, giới thực vật, giới động vật.
B. giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới thực vật, giới động vật.
C. Giới nguyên sinh, giới thực vật , giới nấm, giới động vật.
D. giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới thực vật, giới nấm.
Câu 2: Số lượng nhiễm sắc thể lưỡng bội của một loài 2n = 8. Số nhiễm sắc thể có thể dự đoán ở thể ba
kép là
A. 18.
B. 10.
C. 7.
D. 24.
Câu 3: Loại đột biến gen nào xảy ra làm tăng 1 liên kết hiđrô?
A. Thay thế một cặp A-T bằng cặp G-X.
B. Thay thế một cặp G-X bằng cặp A-T.
C. Mất một cặp A-T
D. Thêm một cặp G-X.
Câu 4: Loại axit nuclêic có chức năng vận chuyển axit amin trong quá trình dịch mã là
A. ADN.
B. mARN.
C. tARN.
D. rARN.
Câu 5: Trình tự nuclêôtit đặc biệt của một opêron để enzim ARN-polimeraza bám vào khởi động quá
trình phiên mã được gọi là
A. gen điều hòa.
B. vùng vận hành.
C. vùng mã hoá.
D. vùng khởi động.
Câu 6: Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế tự nhân đôi của ADN là :
A. A liên kết U ; G liên kết X.
B. A liên kết X ; G liên kết T.
C . A liên kết T ; G liên kết X.
D. A liên kết U ; T liên kết A ; G liên kết X ; X liên kết G.
Câu 7: Vi khuẩn tía không chứa lưu huỳnh dinh dưỡng theo kiểu
A. hoá dị dưỡng.
B. quang tự dưỡng.
C. hoá tự dưỡng.
D. quang dị dưỡng.
Câu 8: Các nguyên tố đại lượng cần cho mọi loài cây gồm:
A. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mn.
B. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Si
C. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Na.
D. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg.
Câu 9: Trong bảng mã di truyền axit amin mêtiônin và triptôphan được mã hóa bởi bộ ba
A. 3'GUA5'; 3'GGU5'.
B. 5'AGU3'; 5'UGG3'.
C. 3'AUG5'; 3'UGG5'.
D. 5'UAA3'; 5'AUG3'
Câu 10: Hầu hết các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ, điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền?
A. Mã di truyền có tính đặc hiệu.
B. Mã di truyền có tính phổ biến.
C. Mã di truyền có tính liên tục
D. Mã di truyền có tính thoái hóa.
Câu 11: Các mạch đơn mới được tổng hợp trong quá trình nhân đôi ADN hình thành theo chiều
A. cùng chiều với mạch khuôn.
B. 3’ đến 5’.
C. 5’ đến 3’.
D. cùng chiều tháo xoắn của ADN.
Câu 12: Dưới đây là một phần trình tự nuclêotit của mARN được phiên mã từ đoạn mạch trên ADN .
5’... AUGXAUGXXUUAUUX ..3’
Vậy trình tự nuclêôtit của một đoạn mạch gốc của gen là:
A. 3’... AUGXAUGXXUUAUUX ...5’
B. 3’... ATGXATGXXTTATTX ...5’
C. 3’... TAX GTA XGG AAT AAG ...5’.
D. 5’... ATGXATGXXTTATTX ..3’
 
Sửa lần cuối: