Đề thi thử sinh học lần 2 trường Ngô Gia Tự tỉnh Phú Yên năm 2020

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
7scv giới thiệu đề khảo sát Sinh học THPTQG 2019 lần 2 trường Ngô Gia Tự – Phú Yên. Nội dung chính đề thi thử sinh học:

Câu 81. Ví dụ nào sau đây không phải tác động của gen đa hiệu :
A. Bệnh hồng cầu hình liềm có thể gây thấp khớp và suy thận.
B. Ở đậu hà lan cây nào có hoa tím thì hạt nâu, hoa trắng thì hạt màu nhạt.
C. Ở ruồi giấm cá thể có cánh cụt thì có đốt thân ngắn.
D. Những người bị claiphento có tay dài hơn bình thường.

Câu 82. Điều kiện nào dưới đây nghiệm đúng cho quy luật liên kết gen:
A. Bố mẹ phải thuần chủng và khác nhau bởi các cặp tính trạng tương phản.
B. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên cùng 1 cặp NST tương đồng.
C. Để kết quả chính xác phải phân tích trên một số lượng cá thể lớn.
D. Các cặp gen phải tác động riêng lẻ lên sự hình thành tính trạng.

Câu 83. Cấu trúc nào sau đây được tạo ra từ sự liên kết giữa ADN và prôtêin Histôn?
A. mARN.
B. tARN.
C. Gen.
D. NST.

Câu 84. Vi khuẩn Rhizobium có khả năng cố định đạm vì chúng có loại enzim nào sau đây?
A. Nucleaza.
B. Nitrogenaza.
C. Caboxilaza.
D. Amilaza.

Câu 85. Tiến hành nuôi cấy hạt phấn của cây có kiểu gen AABb, sau đó lưỡng bội hoá thì sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau?
A. 4.
B. 3.
C. 1.
D. 2.

Câu 86. Trong tháp tuổi của quần thể trưởng thành có tỉ lệ:
A. nhóm tuổi trước sinh sản bằng nhóm tuổi sinh sản và lớn hơn nhóm tuổi sau sinh sản.
B. nhóm tuổi trước sinh sản chỉ lớn hơn nhóm tuổi sau sinh sản.
C. nhóm tuổi trước sinh sản lớn hơn nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản.
D. nhóm tuổi trước sinh sản bé hơn nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản.

Câu 88. Phân tử nào sau đây trực tiếp làm khuôn cho quá trình dịch mã?
A. rARN.
B. tARN.
C. mARN.
D. ADN.

Câu 89. Ví dụ nào sau đây minh hoạ cho hình thức cách li sau hợp tử?
A. Cấu tạo của hoa lúa và hoa ngô khác nhau nên chúng không thụ phấn được cho nhau.
B. Gà và công có tập tính sinh sản khác nhau nên không giao phối được với nhau.
C. Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết ngay.
D. Ngựa vằn phân bố ở Châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á.

Câu 90. Cho các nội dung sau:
(1) Kết quả lai thuận và lai nghịch khác nhau, trong đó con lai mang tính trạng của mẹ thì tính trạng này di truyền theo dòng mẹ.
(2) Hiện tượng một kiểu gen có thể thay đổi trước các điều kiện môi trường khác nhau gọi là thường biến.
(3) Các tính trạng khối lượng sữa, thể tích sữa chịu ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện môi trường.
(4) Thường biến có lợi cho đời sống của sinh vật.
Có bao nhiêu nội dung đúng?
A.3.
B. 2.
C. 4.
D. 1.

Câu 91. Theo giả thuyết của nhà bác học người Nga Oparin, thì tổ hợp chất khí nào sau đây không có trong thành phần khí quyển của trái đất nguyên thuỷ?
A. Hơi nước, NH3, H2.
B. Hơi nước, CH4, H2.
C. Hơi nước, CH4, O2.
D. Hơi nước, NH3, CH4.

Câu 92. Kiểu gen nào không xuất hiện từ phép lai: P: AABbDd x AabbbDd ?
A. aaBbDd.
B. AaBbDd.
C. AaBbdd.
D. AabbDD.

Câu 93. Quần thể sinh vật không mang đặc trưng nào sau đây:
A. Kích thước.
B. tỉ lệ giới tính.
C. Kiểu phân bố.
D. Độ đa dạng.

Câu 94. Thể đột biến nào sau đây có thể được hình thành do sự thụ tinh giữa giao tử đơn bội với giao tử lưỡng bội?
A. Thể tứ bội.
B. Thể tam bội.
C. Thể ba.
D. Thể một.

Câu 95. Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào trao đổi khí có hiểu quả nhất?
A. phổi và da của ếch nhái.
B. Phổi của bò sát.
C. Da của giun đất.
D. Phổi của chim.
 
Sửa lần cuối: