Lịch sử Đề thi thử Lịch sử lần 1 khối liên trường THPT tỉnh Nghệ An năm 2020

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
7scv giới thiệu đề thi thử Lịch sử THPT Quốc gia năm 2020 lần 1 liên trường THPT – Nghệ An. Nội dung đề thi thử lịch sử:

Câu 1: Hoạt động có tính chính trị của giai cấp tư sản giai đoạn 1919 - 1925 là
A. chống độc quyền thương cảng Sài Gòn (1923).
B. chống độc quyền xuất khẩu lúa gạo ở Nam kì (1923).
C. vận động phong trào “Chấn hưng nội hóa”, “bài trừ ngoại hóa” (1919).
D. lập ra Đảng Lập hiến (1923), nhóm Nam Phong và Trung Bắc tân văn.

Câu 2: Sự phân hóa trong nội bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đầu năm 1929 chứng tỏ
A. chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá sâu rộng vào phong trào công nhân, phong trào yêu nước.
B. các tổ chức cộng sản ở Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu lịch sử.
C. khuynh hướng vô sản đã hoàn toàn thắng thế trong phong trào cách mạng Việt Nam.
D. phong trào công nhân Việt Nam phát triển mạnh mẽ trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng
Việt Nam.

Câu 3: Đầu thế kỷ XX, lực lượng xã hội nào đã tiếp nhận tư tưởng dân chủ tư sản từ bên ngoài truyền bá vào nước ta?
A. Sĩ phu yêu nước phong kiến.
B. Sĩ phu yêu nước thức thời.
C. Tiểu tư sản.
D. Tư sản.

Câu 4: Ý nào sau đây không phải là bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc đấu tranh chống các thế lực
ngoại xâm và nội phản trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. Đề cao thế hợp pháp và sức mạnh của chính quyền cách mạng.
B. Tranh thủ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa.
C. Mềm dẻo về sách lược, cứng rắn về nguyên tắc.
D. Phân hóa và cô lập kẻ thù, tập trung vào kẻ thù nguy hiểm nhất.

Câu 5: Ý nào sau đây phản ánh không đúng nguyên nhân thất bại của phong trào kháng chiến chống Pháp xâm lược ở Nam Kì nửa sau thế kỉ XIX?
A. Phong trào thiếu sự liên kết, thống nhất.
B. Tương quan lực lượng chênh lệch không có lợi cho ta, vũ khí thô sơ.
C. Sự nhân nhượng, thỏa hiệp của Triều đình Huế.
D. Nhân dân không kiên quyết đánh Pháp và không có người lãnh đạo.

Câu 6: Hội nghị lần thứ 8 BCH TW Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941) chỉ rõ sau khi đánh đuổi đế
quốc Pháp - Nhật sẽ
A. thành lập Chính phủ Xô viết công nông binh.
B. thành lập Chính phủ của dân, do dân vì dân.
C. thành lập Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
D. thành lập Chính phủ nhân dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Câu 7: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc của nước nào ở châu Á có ảnh hưởng nhiều nhất đến châu Phi?
A. Inđônêxia
B. Trung Quốc
C. Việt Nam
D. Lào.

Câu 8: Điểm khác nhau giữa hai giai đoạn trong phong trào Cần vương (1885 - 1896) là
A. hình thức đấu tranh. B. lực lượng tham gia.
C. phương pháp đấu tranh. D. lãnh đạo phong trào.
Câu 9: Cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari là báo
A. Người cùng khổ. B. Nhân dân. C. Thanh niên. D. Tuổi trẻ.

Câu 10: Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa các nước lớn là nguyên tắc hoạt động của tổ chức nào?
A. Liên minh châu Âu (EU).
B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
C. Liên hợp quốc (UN).
D. Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM).

Câu 11: Vì sao việc ký Hiệp ước Bali (2/1976) lại đánh dấu sự khởi sắc của tổ chức ASEAN?
A. Hiệp ước Bali xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ các nước ASEAN.
B. Hiệp ước Bali đã chấm dứt thời kỳ căng thẳng giữa các nước Đông Dương và ASEAN.
C. Hiệp ước Bali đã mở ra quá trình đối thoại giữa các nước Đông Dương và ASEAN.
D. Hiệp ước Bali đã đề ra mục tiêu hoạt động cho tổ chức ASEAN.
Câu 12: Nguyên nhân cơ bản nào dẫn đến sự thay đổi quan hệ từ liên minh chống phát xít sang thế đối
đầu giữa hai cường quốc Mĩ - Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai siêu cường.
B. Sự lớn mạnh của Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa.
C. Chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt, khối Đồng minh chống phát xít đã giải thể.
D. Sự vươn lên mạnh mẽ của Mĩ, các nước Tây Âu và Nhật Bản.
Câu 13: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (2/1951), Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định ra
hoạt động công khai để
A. tiếp tục sứ mệnh lãnh đạo cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.
B. phù hợp với đặc điểm cách mạng mỗi nước Đông Dương.
C. tranh thủ sự ủng hộ Việt Nam của các nước xã hội chủ nghĩa .
D. khẳng định vai trò lãnh đạo duy nhất cách mạng Việt Nam.

Câu 14: Trong giai cấp tiểu tư sản Việt Nam, tầng lớp nào hăng hái tham gia cách mạng nhất?
A. Dân nghèo thành thị.
B. Tiểu tư sản trí thức.
C. Học sinh, sinh viên.
D. Tiểu thương, tiểu chủ.

Câu 15: Tính chất điển hình của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là
A. cách mạng giải phóng dân tộc.
B. cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân.
C. cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ.
D. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

Câu 16: Năm 1953, thực dân Pháp đề ra kế hoạch Nava nhằm
A. giữ vững thế chủ động trên chiến trường.
B. kết thúc chiến tranh trong danh dự.
C. cứu nguy cho quân đội ở Nam Trung Bộ.
D. xoay chuyển cục diện chiến tranh.

Câu 17: Sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin về lực lượng cách mạng vào điều kiện thực tiễn
Việt Nam được thể hiện như thế nào trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng?
A. Xác định giai cấp công nhân là lực lượng lãnh đạo, nông dân là động lực của cách mạng.
B. Xác định giai cấp công nhân là lực lượng lãnh đạo, nông dân, tư sản là động lực của cách mạng.
C. Giai cấp địa chủ và tư sản là đối tượng cách mạng cần tiêu diệt.
D. Đánh giá đúng khả năng cách mạng của tiểu tư sản, tư sản dân tộc, trung và tiểu địa chủ.

Câu 18: Chương trình hành động của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng công bố năm 1929 là
A. đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền.
B. đánh đuổi giặc Pháp, lập chính phủ công nông binh.
C. đánh đuổi giặc Pháp, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
D. đánh đuổi phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Câu 19: Nội dung nào thể hiện tính chất triệt để của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam?
A. Hình thức đấu tranh phong phú và quyết liệt.
B. Diễn ra trên quy mô rộng lớn chưa từng thấy.
C. Không ảo tưởng vào kẻ thù của dân tộc và giai cấp.
D. Lần đầu tiên có sự lãnh đạo của một chính đảng.

Câu 20: Để tập hợp lực lượng đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, Đại hội lần thứ VII của Quốc tế
Cộng sản (7/1935) chủ trương thành lập
A. Mặt trận nhân dân rộng rãi ở các nước.
B. Mặt trận nhân dân ở các nước tư bản.
C. Mặt trận nhân dân ở các nước thuộc địa.
D. Đảng Cộng sản ở mỗi nước.

Câu 21: Thắng lợi của cách mạng tháng Hai năm 1917 ở nước Nga đã
A. lật đổ chế độ Nga hoàng tồn tại lâu đời, đưa nước Nga ra khỏi cuộc chiến tranh đế quốc.
B. lật đổ chế độ Nga hoàng, thành lập các Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính.
C. lật đổ Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản, nước Nga trở thành nước Cộng hòa.
D. lật đổ Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản, thiết lập chính quyền của giai cấp vô sản.
 
Sửa lần cuối: