Đề KSCL Sinh học 12 năm 2018 – 2019 trường THPT Nguyễn Viết Xuân – Vĩnh Phúc lần 1

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
Đề KSCL Sinh học 12 năm 2018 – 2019 trường THPT Nguyễn Viết Xuân – Vĩnh Phúc lần
Câu 81: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây không
đúng?
A. Theo chiều tháo xoắn, trên mạch khuôn có chiều 3’→5’mạch bổ sung được tổng hợp liên
tục có chiều 5’→3’.
B. Trong quá trình nhân đôi ADN số đoạn Okazaki tạo ra luôn nhỏ hơn số đoạn mồi.
C. Trong quá trình tái bản ADN cần 2 đoạn mồi cho mỗi đơn vị tái bản.
D. Trong quá trình nhân đôi ADN, trên mỗi mạch khuôn có sự bổ sung giữa A với T, G với X
và ngược lại.
Câu 82: Ở sinh vật nhân sơ, một gen cấu trúc có chiều dài bằng 0,408 micrômet. Hỏi chuỗi
pôlipeptit do gen này tổng hợp có bao nhiêu axit amin? Biết quá trình phiên mã và dịch mã diễn
ra bình thường và không tính axit amin mở đầu.
A. 400.
B. 399.
C. 398.
D. 798.
Câu 83: Giả sử một gen được cấu tạo từ 3 loại nuclêôtit: A, T, X thì trên mạch gốc của gen này
có thể có tối đa bao nhiêu loại bộ ba mã hóa axit amin?
A. 6 loại mã bộ ba.
B. 24 loại mã bộ ba.
C. 9 loại mã bộ ba.
D. 27 loại mã bộ ba.
Câu 84: Gen B có 250 nuclêôtit loại Ađênin và có tổng số liên kết hiđrô là 1670. Gen B bị đột
biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác thành gen b. Gen b ít hơn gen B
một liên kết hiđrô. Số nuclêôtit mỗi loại của gen b là
A. A = T = 250; G = X = 390.
B. A = T = 249; G = X = 391.
C. A = T = 251; G = X = 389.
D. A = T = 610; G = X = 390.
Câu 85: Bộ ba đối mã (anticôđon) là bộ ba có trên
A. phân tử mARN.
B. phân tử rARN.
C. phân tử tARN.
D. mạch gốc của gen.
Câu 86: Giả sử trình tự nuclêôtit ở vùng vận hành (O) của operôn Lac ở vi khuẩn E. coli bị thay
đổi, có thể dẫn đến
A. đột biến gen cấu trúc.
B. biến đổi trình tự axit amin của của prôtêin ức chế.
C. các gen cấu trúc phiên mã liên tục.
D. biến đổi trình tự nuclêôtit ở vùng khởi động (P).
Câu 87: Cho các nhân tố sau:
(1) Hàm lượng nước trong tế bào khí khổng.
(2) Độ dày, mỏng của lớp cutin.
(3) Nhiệt độ môi trường.
(4) Gió và các ion khoáng.
(5) Độ pH của đất.
Có bao nhiêu nhân tố liên quan đến điều tiết độ mở khí khổng? Nhân tố nào là chủ yếu?
A. 2 và (3).
B. 3 và (2).
C. 2 và (1).
D. 3 và (1).
Câu 88: Tính thoái hóa của mã di truyền là hiện tượng nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho
một loại axit amin. Những mã di truyền nào sau đây có tính thoái hóa?
A. 5’UXG3’. 5’AGX3’
B. 5’UUU3’, 5’AUG3’
C. 5’AUG3’, 5’UGG3’
D. 5’XAG3’, 5’AUG3’
 
Sửa lần cuối: