Đề KSCL giữa học kỳ 1 Sinh học 12 năm 2018 – 2019 trường Bùi Thị Xuân – TT. Huế

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
Đề KSCL giữa học kỳ 1 Sinh học 12 năm 2018 – 2019 trường Bùi Thị Xuân – TT. Huế
Câu 1: Cho lúa hạt tròn lai với lúa hạt dài, F1 100% lúa hạt dài. Cho F1 tự thụ phấn được F2. Trong số lúa hạt dài F2, tính theo lí thuyết thì số cây hạt dài khi tự thụ phấn cho F3 toàn lúa hạt dài chiếm tỉ lệ
A. 1/4.
B. 1/3.
C. 3/4.
D. 2/3.
Câu 2: Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là
A. mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA.
B. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.
C. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.
D. một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit amin.
Câu 3: Mạch gốc của gen ban đầu: 3’ TAX TTX AAA... 5’. Cho biết có bao nhiêu trường hợp thay thế nuclêôtit ở vị trí số 7 làm thay đổi codon này thành codon khác?
A. 3
B. 1
C. 4
D. 2
Câu 4: Một gen có 480 ađênin và 3120 liên kết hiđrô. Gen đó có số lượng nuclêôtit là
A. 2400
B. 3000
C. 1800
D. 2040
Câu 5: Quy luật phân li độc lập góp phần giải thích hiện tượng
A. các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể.
B. các gen phân li và tổ hợp trong giảm phân.
C. sự di truyền các gen tồn tại trong nhân tế bào.
D. biến dị tổ hợp phong phú ở loài giao phối.
Câu 6: Nhận định nào sau đây không đúng với điều kiện xảy ra hoán vị gen?
A. Hoán vị gen chỉ xảy ra ở những cơ thể dị hợp tử về một cặp gen.
B. Hoán vị gen xảy ra khi có sự trao đổi đoạn giữa các crômatit khác nguồn trong cặp NST kép tương đồng ở kỳ
đầu I giảm phân.
C. Hoán vị gen chỉ có ý nghĩa khi có sự tái tổ hợp các gen trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
D. Hoán vị gen còn tùy vào khoảng cách giữa các gen hoặc vị trí của gen gần hay xa tâm động.
Câu 7: Thế nào là nhóm gen liên kết?
A. Các gen alen cùng nằm trên một NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào.
B. Các gen không alen cùng nằm trên một NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào.
C. Các gen không alen nằm trong bộ NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào.
D. Các gen alen nằm trong bộ NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào.
Câu 8: Khi đề xuất giả thuyết mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định, các nhân tố di truyền trong tế bào không hoà trộn vào nhau và phân li đồng đều về các giao tử. Menđen đã kiểm tra giả thuyết của mình bằng cách nào?
A. Cho F1 lai phân tích.
B. Cho F2 tự thụ phấn.
C. Cho F1 giao phấn với nhau.
D. Cho F1 tự thụ phấn.
Câu 9: Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là:
A. 3’UAG5’ ; 3’UAA5’ ; 3’UGA5’
B. 3’UAG5’ ; 3’UAA5’ ; 3’AGU5’
C. 3’GAU5’ ; 3’AAU5’ ; 3’AGU5’
D. 3’GAU5’; 3’AAU5’ ; 3’AUG5’
Câu 10: Một phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, giả sử phân tử ADN này có tỉ lệ (A + T)/(G + X) = 1/4 thì tỉ lệ nucleotit loại G của phân tử ADN này là:
A. 10%
B. 40%
C. 25%
D. 20%
Câu 11: Tác nhân sinh học có thể gây đột biến gen là
A. virut hecpet
B. động vật nguyên sinh
C. vi khuẩn
D. 5BU
Câu 12: Từ 3 loại nicleotit khác nhau sẽ tạo được nhiều nhất bao nhiêu loại bộ mã khác nhau?
A. 16
B. 9
C. 48
D. 27

 
Sửa lần cuối: