Đề cương ôn tập HK2 Ngữ Văn 12

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
Đề cương ôn tập HK2 Ngữ Văn 121
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Để làm tốt phần đọc hiểu theo ma trận đề, các em nên hệ thống hóa lại các kiến thức đã học như
sau:
1/ Ôn lại đặc điểm diễn đạt và chức năng của các phong cách ngôn ngữ, dấu hiệu nhận biết và lí giải, học
sinh nắm lại khái niệm, phạm vi sử dụng, phân loại và đặc điểm của từng phong cách như:
* Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
- Khái niệm: Là phong cách ngôn ngữ hằng ngày, mang tính chất tự nhiên, thoải mái và sinh động, ít trau
truốt.
- Đặc điểm: Tính cá thể; Tính sinh động, cụ thể; Tính cảm xúc.
*Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
- Khái niệm: Là phong cách được dùng trong lĩnh vực sáng tác văn chương (Văn xuôi, thơ, kịch)
- Đặc điểm: Tính hình tượng; Tính truyền cảm; Tính cá thể hóa.
* Phong cách ngôn ngữ báo chí (thông tấn)
- Khái niệm: Là phong cách được dùng trong lĩnh vực thông tin của xã hội về tất cả những vấn đề thời sự.
Gồm các dạng: văn bản phản ánh tin tức, văn bản phản ánh công luận và thông tin quảng cáo.
- Đặc điểm: Tính thông tin thời sự; Tính ngắn gọn; Tính sinh động, hấp dẫn.
* Phong cách ngôn ngữ chính luận
- Khái niệm: Là phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản trực tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ
đối với những vấn đề thiết thực, nóng bỏng của đời sống, chính trị - xã hội.
- Đặc điểm: Tính công khai về chính kiến, lập trường, tư tưởng chính trị; Tính chặt chẽ trong lập luận; Tính
truyền cảm mạnh mẽ.
* Phong cách ngôn ngữ khoa học
- Khái niệm: Là phong cách được dùng trong lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học. Đây là
phong cách ngôn ngữ đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu. Gồm các dạng: khoa học chuyên
sâu, khoa học giáo khoa, khoa học phổ cập.
- Đặc điểm: Tính khái quát, trừu tượng; Tính lí trí, lô gích; Tính khách quan, phi cá thể.
* Phong cách ngôn ngữ hành chính
- Khái niệm: Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành chính (các loại giấy tờ thông
báo, báo cáo, đơn từ...)
- Đặc điểm: Chức năng thông báo; Chức năng sai khiến.
2/ Ôn tập nhận diện các biện pháp tu từ và tác dụng của biện pháp đó với việc thể hiện nội dung văn bản. Với
dạng này, học sinh ôn lại kiến thức về các biện pháp tu từ từ vựng và các biện pháp nghệ thuật khác như:
-So sánh là đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm
cho sự diễn đạt.
- Nhân hoá: là gọi hoặc tả vật, đồ vật ...bằng những từ ngữ vốn được dùng để cho con người, làm cho thế
giới loài vật trở nên gần gũi, biểu thị những suy nghĩ tình cảm của con người.
- Ẩn dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm
tăng sức gợi hình gợi cảm.
- Hoán dụ: là cách gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi
hình, gợi cảm.
- Nói quá, phóng đại, thậm xưng: là biện pháp tu từ phóng đại mức độ quy mô tính chất của sự vật hiện
tượng được miêu tả để nhấn mạnh gây ấn tượng tăng tính biểu cảm.
- Nói giảm, nói tránh: là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm giác phản
 
Sửa lần cuối: