Đề cương ôn tập giữa HK1 Vật lý 10 năm 2018 – 2019 trường THPT Yên Hòa – Hà Nội

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
Đề cương ôn tập giữa HK1 Vật lý 10 năm 2018 – 2019 trường THPT Yên Hòa – Hà Nội
1. Chuyển động thẳng đều
1.1. Tính vận tốc trung bình.
- Tốc độ trung bình: Tốc độ trung bình cho biết tính chất nhanh hay chậm của chuyển động, được đo bằng
thương số giữa quãng đường đi được và thời gian dùng để đi quãng đường đó.

1.2. Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều.
Phương trình chuyển động biểu diễn sự phụ thuộc của tọa độ của chất điểm theo thời gian. Để lập phương
trình chuyển động của chất điểm, ta làm như sau:
 Chọn hệ quy chiếu:
 Trục tọa độ (thường trùng với đường thẳng quỹ đạo của chất điểm), gốc tọa độ và chiều
dương.
 Mốc thời gian: thường chọn là thời điểm bắt đầu khảo sát chuyển động của chất điểm.
 Xác định điều kiện ban đầu: Ở thời điểm ban đầu (t = t0) là thời điểm được chọn làm gốc thời gian,
xác định vận tốc và tọa độ của chất điểm:x0 và v0
* Chú ý: Nếu chất điểm chuyển động cùng chiều dương thì vận tốc nhận giá trị dương, nếu chất điểm
chuyển động ngược chiều dương thì vận tốc nhận giá trị âm.
 Viết vào phương trình chuyển động:x = x0 + v(t – t0) = x0 + vt (t0 = 0).
 Dựa vào phương trình chuyển động để xác định lời giải của bài toán.
 Vị trí ở thời điểm t = t1: chính là tọa độ x1 của chất điểm ở thời điểm:x1 = x0 + v(t1 – t0)
 Quãng đường chất điểm đi được trong một khoảng thời gian bằng độ lớn hiệu hai tọa độ của
nó ở hai thời điểm đầu và cuối của khoảng thời gian đó:s = |x – x0|
 Khoảng cách giữa hai chất điểm có giá trị bằng độ lớn của hiệu hai tọa độ của hai chất điểm
đó: d = |x2 – x1|
 Hai chất điểm gặp nhau khi tọa độ của chúng bằng nhau: x1 = x2.
 Vẽ đồ thị của chuyển động: có hai loại đồ thị:
 Đồ thị tọa độ - thời gian: là đường thẳng, xiên góc, có hệ số góc bằng vận tốc của vật.
 Đồ thị vận tốc – thời gian: là đường thẳng song song với trục thời gian. Diện tích hình chữ
nhật giới hạn bởi đồ thị vận tốc với trục thời gian trong một khoảng thời gian bằng quãng
đường mà chất điểm đi được trong thời gian đó.
 Vị trí cắt nhau của hai đồ thị chính là vị trí gặp nhau của hai chất điểm.
 
Sửa lần cuối: