Dạng 5: Chứng minh hai điểm trùng nhau

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
Phương pháp áp dụng
Muốn chứng minh hai điểm A1 và A2 trùng nhau, ta lựa chọn một trong hai cách sau:
  • Cách 1: Chứng minh $\overrightarrow {{A_1}{A_2}} $ = $\vec 0$.
  • Cách 2: Chứng minh $\overrightarrow {O{A_1}} $ = $\overrightarrow {O{A_2}} $với O là điểm tuỳ ý.

Thí dụ 1: Chứng minh rằng $\overrightarrow {AB} $ = $\overrightarrow {CD} $ khi và chỉ khi trung điểm của hai đoạn thẳng AD và BC trùng nhau.
Ta có:
  • Nếu $\overrightarrow {AB} $ = $\overrightarrow {CD} $ thì ABCD là hình bình hành. Do đó, AD và BC có trung điểm trùng nhau.
  • Nếu AD và BC có trung điểm trùng nhau thì ABCD là hình bình hành. Do đó: $\overrightarrow {AB} $ = $\overrightarrow {CD} $
Thí dụ 2: Cho lục giác ABCDEF. Gọi M, N, P, Q, R, S lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD, DE, EF, FA. Chứng minh rằng hai tam giác MPR và NQS có cùng trọng tâm.
Gọi G là trọng tâm của ΔMPR, ta có:
$\overrightarrow {GM} $ + $\overrightarrow {GP} $ + $\overrightarrow {GR} $ = $\overrightarrow 0 $ (1)

Lại có: 2$\overrightarrow {GM} $ = $\overrightarrow {GA} $ + $\overrightarrow {GB} $, 2$\overrightarrow {GP} $ = $\overrightarrow {GC} $ + $\overrightarrow {GD} $, 2$\overrightarrow {GR} $ = $\overrightarrow {GE} $ + $\overrightarrow {GF} $
⇒ 2($\overrightarrow {GM} $+ $\overrightarrow {GP} $ + $\overrightarrow {GR} $) = $\overrightarrow {GA} $ + $\overrightarrow {GB} $ + $\overrightarrow {GC} $ + $\overrightarrow {GD} $ + $\overrightarrow {GE} $ + $\overrightarrow {GF} $

Suy ra: $\overrightarrow {GA} $ + $\overrightarrow {GB} $ + $\overrightarrow {GC} $ + $\overrightarrow {GD} $ + $\overrightarrow {GE} $ + $\overrightarrow {GF} $ = $\overrightarrow 0 $ (do(1))

Do đó: ($\overrightarrow {GA} $ + $\overrightarrow {GF} $) + ($\overrightarrow {GB} $ + $\overrightarrow {GC} $) + ($\overrightarrow {GD} $ + $\overrightarrow {GE} $) = $\overrightarrow 0 $
⇔ 2$\overrightarrow {GS} $ + 2$\overrightarrow {GN} $ + 2$\overrightarrow {GQ} $ = $\overrightarrow 0 $⇔ $\overrightarrow {GS} $ + $\overrightarrow {GN} $ + $\overrightarrow {GQ} $ = $\overrightarrow 0 $
Vậy, ta được G là trọng tâm của ΔSNQ.
Tóm lại, các ΔMPR và ΔNQS có cùng trọng tâm.
 
Sửa lần cuối:

Chương 7: Vector, tích vô hướng hai vecto

Lý thuyết vecto

Tọa độ vecto

Tích vô hướng

Góc trong tam giác