Dạng 1: Tính lực hấp dẫn

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
Phương pháp giải:
  • Áp dụng công thức ${F_{hd}} = G\frac{{{m_1}{m_2}}}{{{r^2}}}$
  • Độ lớn của trọng lực: P = G.$\frac{{mM}}{{{{\left( {R + h} \right)}^2}}}$
Ví dụ minh họa
Câu 1:
Cho hai xà lan trên biển có khối lượng lần lượt là 80 tấn và 100 tấn cách nhau 1km. Tính lực hấp đãn của hai xà lan hỏi hai xà lan có tiến lại gần nhau được không nếu chúng không chuyển động
Lực hấp đãn giữa hai xà lan Áp dụng công thức $F = G.{\textstyle{{{m_1}{m_2}} \over {{r^2}}}} = 6,{67.10^{ - 11}}{\textstyle{{{{80.10}^3}{{.100.10}^3}} \over {{{1000}^2}}}} = 5,{336.19^{ - 7}}N$
Hai xà lan không thể tiến lại gần nhau vì lực hút rất nhỏ so với trong lượng của hai xà lan

Câu 2: Biết khối lượng của sao hỏa bằng 0,11 khối lượng trái đất, còn bán kính của sao hỏa bằng 0,53 bán kính trái đất. Xác định gia tốc rơi tự do trên sao hỏa biết trái đất là$9.8m/{s^2}$. Nếu một người trên trái đất có trọng lượng là 600N thì trên sao hỏa có trọng lượng bao nhiêu?
Ta có $F = G\frac{{Mm}}{{{R^2}}} = mg$
Khi ở trên Trái Đất ${g_{TD}} = {\textstyle{{G.{M_{TD}}} \over {R_{TD}^2}}} = 9,8(m/{s^2})\begin{array}{*{20}{c}}{}&{(1)}\end{array}$
Khi ở trên Sao Hỏa ${g_{SH}} = {\textstyle{{G.{M_{SH}}} \over {R_{SH}^2}}}\begin{array}{*{20}{c}}{}&{(2)}\end{array}$
Từ (1) và (2) ta có: ${g_{SH}} = \frac{{9,8.0,11}}{{{{\left( {0,53} \right)}^2}}} = 3,8(m/{s^2})$
Ta có $\frac{{{P_{SH}}}}{{{P_{TD}}}} = \frac{{{g_{SH}}}}{{{g_{TD}}}} \Rightarrow {P_{SH}} = \frac{{600.3,8}}{{9,8}} = 232,653N$
 
Sửa lần cuối: