Cực trị trong dòng điện xoay chiều vật lý 12

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
Cực trị trong dòng điện xoay chiều là tài liệu quan trọng chương dòng điện xoay chiều thuộc chương trình vật lý lớp 12. Các em cần học tốt chuyên đề này bởi kiến thức dòng điện xoay chiều sẽ xuất hiện nhiều trong đề thi tốt nghiệp THPT, cao đẳng và đại học. Trong phạm vi bài viết Cực trị trong dòng điện xoay chiều sẽ giới thiệu chi tiết cơ sở lý thuyết, bài tập minh họa, bài tập vận dụng và bài tập điện xoay chiều nâng cao.

Câu 1. Hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp, trong đó cuộn dây thuần cảm, được duy trì điện áp u AB = U o cos ωt (V). Thay đổi R, khi điện trở R có giá trị 80 Ω thì công suất đạt giá trị cực đại 200W. Khi R = 60Ω thì mạch tiêu thụ công suất là
A. 100 W
B. 150 W
C. 192 W
D. 144 W

Câu 2. Cho một đoạn mạch RLC nối tiếp, cuộn dây thuần cảm và R thay đổi. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U không đổi và điều chỉnh R = R o để công suất tiêu thụ trên mạch đạt cực đại và bằng 100W. Tính công suất tiêu thụ trên mạch khi điều chỉnh R = 1,732R o
A. 100W
B. 50W
C. 25W
D. 86,6W

Câu 3. Cho đoạn mạch RLC nối tiếp với C thay đổi được. Ban đầu điều chỉnh để dung kháng của tụ là Z C0 . Từ giá trị đó, nếu tăng dung kháng thêm 20Ω hoặc giảm dung kháng đi 10Ω thì công suất tiêu thụ trên đoạn mạch là như nhau. Hỏi từ Z C0 , phải thay đổi dung kháng của tụ như thế nào để công suất tiêu thụ trên mạch lớn nhất?
A. tăng thêm 5Ω
B. tăng thêm 10Ω
C. tăng thêm 15Ω
D. giảm đi 15Ω.

Câu 4. Cho mạch RLC mắc nối tiếp trong đó dung kháng của tụ có thể thay đổi được. Tần số của dòng điện là 50Hz, L = 0,5/π H. Ban đầu dung kháng của tụ có giá trị Z C . Nếu từ giá trị này, dung kháng của tụ tăng thêm 20Ω thì điện áp hai đầu của tụ đạt giá trị cực đại, giảm đi 10Ω thì điện áp trên cuộn cảm đạt cực đại. Tính điện trở R.
A. 10,0 Ω
B. 14,1 Ω
C. 22,4 Ω
D. 38,7 Ω