Công thức mắt và dụng cụ quang

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
Chương VII: MẮT VÀ CÁC DỤNG CỤ QUANG
1. LĂNG KÍNH
  • Góc nhỏ $A,{i_1} \le {10^0}$; $D = A(n - 1)$
  • Góc lệch cực tiểu: i$_{1}$ = i$_{2}$; r$_{1}$ = r$_{2}$; Dmin= 2i-A
2. THẤU KÍNH MỎNG
  • Công thức thấu kính: $\frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{{{d^/}}}$ ; $f = \frac{{d.d'}}{{d + d'}}$ ; $d = \frac{{d'.f}}{{d' - f}}$ ; $d' = \frac{{d.f}}{{d - f}}$
  • Độ phóng đại của ảnh $k = \frac{{\overline {A'B'} }}{{\overline {AB} }} = - \frac{{d'}}{d} = \frac{{ - f}}{{d - f}} = \frac{f}{{f - d}} = \frac{{d' - f}}{f}$
* k > 0 : Ảnh cùng chiều với vật.
* k < 0 : Ảnh ngược chiều với vật.
  • Màn: $\begin{array}{l}{d_1} + {d_2} = L\\{d_1} - {d_2} = l\end{array}$; ${d_1} = \frac{{L + l}}{2}$; ${d_2} = \frac{{L - l}}{2}$;$f = \frac{{{L^2} - {l^2}}}{{4L}}$
3. MẮT CÁC TẬT CỦA MẮT
a) Góc trong vật: $\tan \left( \alpha \right) = \frac{{AB}}{\ell }$

b)Năng suất phân ly của mắt: ${\alpha _{\min }} \approx 1' \approx \frac{1}{{3500}}$rad
- sự lưu ảnh trên võng mạc là thời gian $ \approx $0,1s để võng mạc hồi phục lại sau khi tắt ánh sáng kích thích.

c) Các tật của mắt và Cách sửa
Cận thị
  • Định nghĩa: Không điều tiết tiêu điểm nằm trước võng mạc f$_{max}$ < OV; OC$_{c}$< Đ ; OC$_{v}$ < $\infty $ => D$_{cận }$> D$_{thường}$
  • Sửa tật: nhìn xa được như mắt thường : phải đeo một thấu kính phân kỳ sao cho ảnh vật ở $\infty $qua kính hiện lên ở điểm cực viễn của mắt. f$_{k}$ = -OC$_{V }$Viễn thị
Viễn thị
  • Định nghĩa: Là mắt khi không điề tiết có tiêu điểm nằm sau võng mạc. f$_{max}$ >OV; OC$_{c }$> Đ ; OC$_{v}$ : ảo ở sau mắt . => D$_{viễn }$< D$_{thường }$
  • Sửa tật: 2 cách
+ Đeo một thấu kính hội tụ để nhìn xa vô cực như mắt thương mà không cần điều tiết(khó thực hiện).
+ Đeo một thấu kính hội tụ để nhìn gần như mắt thường cách mắt 25cm . (đây là cách thương dùng )

4. KÍNH LÚP
a/. Định nghĩa: Là một dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt trông việc quang sát các vật nhỏ. Nó có tác dụng làm tăng góc trông ảnh bằng cách tạo ra một ảnh ảo, lớn hơn vật và nằm trông giới hạn nhìn thấy rõ của mắt.

b/. cấu tạo: Gồm một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn(cỡ vài cm)

c/. Độ bội giác của kính lúp
  • Định nghĩa: Độ bội giác G của một dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt là tỉ số giữa góc trông ảnh \(\alpha \) của một vật qua dụng cụ quang học đó với góc trông trực tiếp \({\alpha _0}\) của vật đó khi đặt vật tại điểm cực cận của mắt.(vì góc \(\alpha \)và \({\alpha _0}\) rất nhỏ)
$G = \frac{\alpha }{{{\alpha _0}}} \approx \frac{{\tan \alpha }}{{\tan {\alpha _0}}}$ Với: $tg{\alpha _0} = \frac{{AB}}{D}$​

  • Độ bội giác của kính lúpkhi ngắm chừng ở vô cực: \(tg{\alpha _{}} = \frac{{AB}}{f}\) => ${{G_\infty } = \frac{D}{f}}$
Khi ngắm chừng ở vô cực
  • Mắt không phải điều tiết
  • Độ bội giác của kính lúp không phụ thuộc vào vị trí đặt mắt.
  • Giá trị của \({G_\infty }\)được ghi trên vành kính: 2,5x ; 5x.
Lưu ý: Trên vành kính thường ghi giá trị \({G_\infty } = \frac{{25}}{{f(cm)}}\)
Ví dụ: Ghi 10x thì ${G_\infty } = \frac{{25}}{{f(cm)}} = 10 \Rightarrow f = 2,5cm$

4. KÍNH HIỂN VI
a) Định nghĩa: Kính hiển vi là một dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt làm tăng góc trông ảnh của những vật nhỏ, với độ bội giác lớn lơn rất nhiều so với độ bội giác của kính lúp.

b) Cấu tạo: Có hai bộ phận chính:
  • Vật kính O$_{1}$ là một thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn (vài mm), dùng để tạo ra một ảnh thật rất lớn của vật cần quan sát.
  • Thị kính O$_{2}$ cũng là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn (vài cm), dùng như một kính lúp để quan sát ảnh thật nói trên.
  • Hai kính có trục chính trùng nhau và khoảng cách giữa chúng không đổi.
  • Bộ phận tụ sáng dùng để chiếu sáng vật cần quan sát.
c) Độ bội giác của kính khi ngắm chừng ở vô cực: ${{\rm{ }}{G_\infty } = {\rm{ }}\frac{{\delta .D}}{{{f_1}.{f_2}}}{\rm{ }}}$
Với: d = $F_1^/{F_2}$ gọi là độ dài quang học của kính hiển vi.
Người ta thường lấy Đ = 25cm

5. KÍNH THIÊN VĂN
a)Định nghĩa: Kính thiên văn là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt làm tăng góc trông ảnh của những vật ở rất xa (các thiên thể).

b)Cấu tạo: Có hai bộ phận chính:
  • Vật kính O$_{1}$: là một thấu kính hội tụ có tiêu cự dài (vài m)
  • Thị kính O$_{2}$: là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn (vài cm)
Hai kính được lắp cùng trục, khoảng cách giữa chúng có thể thay đổi được.

c) Độ bội giác của kính khi ngắm chừng ở vô cực: ${{\rm{ }}{G_\infty } = \frac{{{f_1}}}{{{f_2}}}{\rm{ }}}$