CHUYÊN ĐỀ 5: CÂU BỊ ĐỘNG (PASSIVE VOICE)

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
PHẦN I: LÝ THUYẾT
I. Cách dùng câu bị động

- Khi không cần thiết phải nhắc đến tác nhân gây hành động (do tính huống đã quá rõ ràng hoặc do không quan trọng)
Eg: The road has been repaired.
- Khi chúng ta không biết hoặc quên người thực hiện hành động
Eg: The money was stolen.
- Khi chúng ta quan tâm đến bản thân hành động hơn là người thực hiện hành động
Eg: This book was published in Vietnam.
- Khi Chủ ngữ của câu chủ động là Chủ ngữ không xác định như: people, they, someone…
Eg: People say that he will win.
- It‘s said that he will win.
- Khi người nói không muốn nhắc đến chủ thể gây ra hành động
Eg: Smoking is not allowed here.

II. Cấu trúc
Loại 1:
Bị động với các thì không tiếp diễn
Công thức tổng quát: BE + PAST PARTICIPLE
Loại 2: Bị động với các thì tiếp diễn Công thức tổng quát sau: BE + BEING + PAST PARTICIPLE
Loại 1 áp dụng cho sáu thí bị động không tiếp diễn và loại 2 áp dụng cho sáu thí bị động tiếp diễn. Nhưng trong phần này tôi chỉ giới thiệu những thí học sinh đã học trong chương trính, phục vụ cho thi học kí và thi tốt nghiệp THPT bao gồm bốn thí bị động không tiếp diễn là: thí hiện tại đơn, thí quá khứ đơn, thí hiện tại hoàn thành, thí tương lai đơn, bị động với động từ khuyết thiết và hai thí bị động tiếp diễn là: hiện tại tiếp diễn và quá khứ tiếp diễn.

Loại 1: Bị động không tiếp diễn
1) Thí hiện tại đơn
: S + am / is/ are + Past Participle
Eg:
Active: They raise cows in Ba Vi.
Passive: Cows are raised in Ba Vi.

2) Thí quá khứ đơn S + was / were + Past Participle
Eg:
Active: Jame Watt invented the steam engine in 1784.
Passive: The steam engine was invented by Jame Watt in 1784.

3) Thí hiện tại hoàn thành S + have/ has been + Past Participle
Eg:
Active: They have just finished the project.
Passive: The project has just been finished.

4) Thí tương lai đơn S + will be + Past Participle
Eg:
Active: They will build a new school for disabled children next month.
Passive: A new school for disabled children will be built next month.

5) Động từ khuyết thiếu S + Modal Verb + be + Past Participle.
EX1:
Active: You can see him now.
Passive: He can be seen (by you) now.

EX2:
Active: He should type his term paper.
Passive: His term paper should be typed.

Loại 2: Bị động tiếp diễn
1) Thí hiện tại tiếp diễn

S + am / is / are +being + Past Participle
Eg:
Active: Ann is writing a letter.
Passive: A letter is being written by Ann

2) Thí quá khứ tiếp diễn S + was / were + being + Past Participle
Eg:
Active: She was cleaning the room at 7 a. m yesterday.
Passive: The room was being cleaned at 7 a. m yesterday.

III. Cách chuyển từ câu chủ động sang câu bị động
Muốn chuyển từ câu chủ động sang câu bị động, học sinh cần nắm chắc các bước chuyển sau đây:
  • Xác định tân ngữ trong câu chủ động, chuyển nó thành Chủ ngữ trong câu bị động.
  • Xác định thí của động từ trong câu chủ động, chia ―"to be" tương ứng với thí tiếng Anh đó và với chủ ngữ mới của câu bị động.
  • Chia động từ chình trong câu chủ động ở dạng past participle trong câu bị động
  • By + tác nhân gây hành động (khi muốn nhấn mạnh tác nhân gây hành động)
chuyển từ câu chủ động sang câu bị động.PNG

Trong phần này cần lưu ý học sinh một số vấn đề sau:
- Các trạng từ chỉ cách thức thường được đặt trước động từ phân từ hai trong câu bị động.
Eg: He wrote the book wonderfully.
=> The book was wonderfully written.
- By + tác nhân gây hành động đứng sau trạng ngữ chỉ nơi chốn và đứng trước trạng ngữ chỉ thời gian.
Eg1: A passer- by took him home.
=> He was taken home by a passer- by.
Eg2: We will receive the gifts on Monday.
=> The gifts will be received by us on Monday.
- Câu bị động phủ định và nghi vấn được tạo giống như cách của câu chủ động.
Tuy nhiên không phải bất cứ câu nào cũng có thể chuyển từ chủ động sang bị động hoặc ngược lai. Điều kiện để chuyển câu chủ động sang bị động là câu đó phải mất transitive verb (động từ ngoại hướng). Câu có intransitive verb (động từ nội hướng) thí không thể chuyển sang câu bị động. Động từ ngoại hướng là động từ cần mất tân ngữ trực tiếp trong khi động từ nội hướng thí không cần mất tân ngữ trực tiếp.
Eg:
1) She is making a cake. => A cake is being made by her.
Transitive verb
2) They run along the beach every morning.
Intransitive verb

II. Các dạng đặc biệt của câu bị động
Việc chuyển từ câu chủ động sang câu bị động hoàn toàn tùy thuộc vào cấu trúc câu do đó cách tốt nhất để nắm vững cách chuyển đổi là xem xét nó dưới cấp độ các mẫu câu đã biết.
1. Mẫu câu: S + V + O (C, A) Trong mẫu câu này tân ngữ có thể là một danh từ, cụm từ hoặc đại từ.
S + V + O​
Eg:
Active: Her mother is cleaning the kitchen.
Passive: The kitchen is being cleaned by her mother.
S + V + O + C​
Eg: They called him Mr. Angry.
=>He was called Mr. Angry.
S + V + O + A​
Eg: He put the table in the corner.
=> The table was put in the corner.

2. Mẫu câu
S + V + O + O​
Đối với câu có hai tân ngữ, chúng ta có thể dùng một trong hai tân ngữ chuyển thành chủ ngữ trong câu bị động. Tuy nhiên, tân ngữ chỉ người thường hay được sử dụng nhiều hơn.
Eg: We gave him a nice present on his birthday.
- Cách chuyển thứ nhất: He was given a nice present on his birthday.
- Cách chuyển thứ hai: Cần thêm một giới từ A nice present was given to him on his birthday.
Có hai giới từ có thể được dùng trong trường hợp này là: to, for

Một số động từ dùng với ‗to‘: give, bring, send, show, write, post, pass… Một số động từ dùng với ‗for‘: buy, make, cook, keep, find, get, save, order ………..
Eg1: She didn‘t show me this special camera.
=> This camera wasn‘t shown to me.

Eg 2: She is making him a cup of tea.
=> A cup of tea is being made for him.

3. Câu bị động với các động từ tường thuật
Các động từ tường thuật thường được dùng để tường thuật lại các câu nói, ý nhĩ, câu hỏi, yêu cầu, lời xin
lỗi… Một số động từ tường thuật thường gặp là: say, think, know, believe, ask, tell, promise… Có hai cấu trúc liên quan đến động từ tường thuật:

a. Mẫu câu:
Active: S + V + Oi + that clause.
Passive: S (Oi) + be past participle + that clause.
Eg: He told me that you had a new bike .
=> I was told that you had a new bike.

b. Mâu câu S + V + that + clause.
Mẫu câu này có hai cách chuyển

Cách 1: dùng Chủ ngữ giả ―it
Eg:
People think that I am the best student in my class=> It is thought that I am the best student in my class.

Cách 2: dùng chủ ngữ của mệnh đề that và sử dụng dạng nguyên mẫu của động từ. Ở vì dụ trên, có cách chuyển thứ hai là:
Eg: I am thought to be the best student in my class.
Ở cách chuyển thứ hai, có thể dùng 3 dạng nguyên mẫu của động từ:
1) To – inf: khi hành động xảy ra ở mệnh đề that diễn ra cùng thí hoặc diễn ra sau hành động ở mệnh đề tường thuật.
2) Nguyên mẫu tiếp diễn: to be ving, khi hành động ở mệnh đề that ở thí tiếp diễn, còn hành động ở mệnh đề tường thuật ở thí đơn giản, cùng bậc.
3) Nguyên mẫu hoàn thành: to have done, khi hành động ở mệnh đề that xảy ra trước hành động ở mệnh đề tường thuật.
Eg1: People say that he is a rich man=> He is said to be a rich man.

Eg2: They think that she is living there=> She is thought to be living there.

Eg3: They said that Tom had left home before the weekend=> Tom was said to have left home before the weekend.

4. Câu mệnh lệnh:
Khi chuyển câu mệnh lệnh sang câu bị động, ta sẽ sử dụng cấu trúc sau:
Active: V + O + Adjunct
Passive: Let +O + be past participle + Adjunct.
Eg: Take off your hat!
=> Let your hat be taken off! Ngoài các trên, còn một cách khác để chuyển câu mệnh lệnh sang câu bị động nhưng ìt dùng hơn đó là:
S + am/ is/ are + to be + past participle Hoặc S should be + past participle
Eg: Active: Look after the children please!
Passive: The children should be looked after! Hoặc: The children are to be looked after!

5. WH- question. Đối với những câu hỏi có từ để hỏi, chúng ta có thể chia làm hai loại:
Loại 1: Từ để hỏi có chức năng là tân ngữ trong câu chủ động. Với dạng câu hỏi này việc chuyển sang câu bị động rất đơn giản ví từ để hỏi đó sẽ có chức năng là chủ ngữ trong câu bị động.
Eg:
Active: How many languages do they speak in Canada?
Passive: How many languages are spoken in Canada?

Loại 2: Từ để hỏi có chức năng là chủ ngữ trong câu chủ động khi chuyển sang câu bị động, nó sẽ có vai trò là tân ngữ trong câu. Khi đó, ta sẽ có hai cách chuyển. Hoặc chuyển By đầu câu (từ để hỏi sẽ ở dạng tân ngữ) hoặc để By ở cuối câu.
Eg: Who wrote this novel ?
=> Who was this novel written by?
Hoặc: => By whom was this novel written?

6. Cấu trúc: S + V + O + Ving
Có hai trường hợp xảy ra:
a) Tân ngữ của Ving cùng chỉ một đối tượng với chủ ngữ của câu: Eg: He kept me waiting.
-> I was kept waiting (by him).

b) Tân ngữ của Ving không chỉ một đối tượng với chủ ngữ của câu:
Eg: He hates people looking at him.
=> He hates being looked at (by people).

7. Cấu trúc: S + V + O (to) + V
a. S + V + O + to + V
- Khi tân ngữ không cùng đối tượng với chủ ngữ. Eg: We asked him to do it. -> He was asked to do it.
Khi tân ngữ cùng đối tượng với chủ ngữ.
Eg: She would love someone to take her out to dinner.
-> She would love to be taken out to dinner.

b. S + V + O + V(without to)
- Khi chuyển sang câu bị động chóng ta dùng To-infinitive trừ động từ ―let”.
Eg: We heard him sing this song.
-> He was heard to sing this song.
Nhưng: They let us go home.
-> We were let go home.
Hoặc: We were allowed to go home.

8. Cấu trúc Have / get something done. (dạng nhờ bảo).
a. Với have.
Active: S + have + Object(person) + bare infinitive + Object.
Passive: S + have + Object (thing) + Past Participle (+ by + Object(person))
Eg:
I has him repair my bicycle yesterday.
-> I had my bicycle repaired yesterday.

b. Với get.
Active: S + get + O (person) + to infinitive + O (thing) Passive: S + get + O (thing) + Past participle (+by + O(person))
Eg:
I get her to make some coffee-> I get some coffee made.