Cách học bảng hóa trị hóa học bằng thơ lục bát

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
Bảng hóa trị là chứa rất nhiều kiến thức quan trọng, nếu muốn giỏi hóa học thì học sinh từ lớp 8 phải nhớ. Do bảng hóa trị gồm rất nhiều tên nguyên tố hóa học, tên kí hiệu hóa học, nguyên tử khối của chất, hóa trị của từng chất nên việc học thuộc bảng hóa trị lớp 8 không hề đơn giản. Khi học thuộc máy móc khiến cho thời gian học kéo dài, thời gian nhớ ngắn lại, chưa kể có sự nhầm lẫn giữa hóa trị nguyên tố này sang nguyên tố khác,... khiến cho người học chán Hóa. Để giúp bạn học tốt được bảng hóa trị này 7scv.com giới thiệu đến bạn đọc một cách giúp ghi nhớ bảng hóa trị một cách nhanh và hiệu quả. Nếu bạn đang quan tâm đến cách học bảng hóa trị nhanh thì mời đọc tiếp nội dung dưới đây.

A. Định nghĩa về hóa trị và bảng hóa trị các nguyên tố - kiến thức lớp 8

1. Định nghĩa về hóa trị bạn cần ghi nhớ

Theo những điều được ghi trong sách giáo khoa lớp 8 thì hóa trị của một nguyên tố hóa học được tính bằng tổng số liên kết mà một nguyên tử thuộc một nguyên tốt đó tạo ra trong phân tử. “điện hóa trị” chính là tên hóa trị gọi của một hợp chất Ion. Nó chính là bằng với điện tích của ion tạo ra từ chính nguyên tố hóa học đó. “cộng hóa trị” chính là tên gọi hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất công. Nó chính là bằng với tổng số liên kết cộng hóa trị do nguyên tử của chính nguyên tố đó tạo được với những nguyên tử của các nguyên tố khác trong cùng một hợp chất.

Chú ý : Đối với nguyên tố có rất nhiều nguyên tố chỉ thể hiện duy nhất 1 hóa trị nhưng cũng có những nguyên tố khác có nhiều hóa trị khác nhau tùy thuộc vào từng hoàn cảnh chúng tham gia phản ứng.

2. Bảng hóa trị các nguyên tố - kiến thức lớp 8

Những kiến thức về bảng hóa trị đòi hỏi các em học sinh muốn học giỏi môn hóa cần phải đầu tư thời gian cho việc ghi nhớ các nội dung trong bảng hóa trị và làm các bài tập liên quan. Bởi nếu chúng ta không học thuộc và ghi nhớ bảng hóa trị chính xác thì việc nhầm lẫn rất dễ xảy ra. Trên thực tế thì trong quá trình làm bài chúng ta chủ yếu học những hợp chất và các chất phổ biến, thường gặp nên cũng không cần nhớ tất cả bảng hóa trị cần học thuộc và nhớ những chất hay sử dụng. Nhưng ít sử dụng cũng không phải là sẽ không bao giờ dùng đến, như vậy vẫn cần học bảng hóa trị các nguyên tố hóa học.
bảng hóa trị hóa học.png

3. Quy tắc hóa trị bạn cần nhớ

Quy tắc hóa trị như sau: Tích giữa chỉ số với hóa trị của nguyên tố này = tích giữa chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.
  • Dựa theo quy tắc hóa trị ta có x.a = y.b
  • Biết được giá trị của x, y và a (hoặc b) thì tính được giá trị của b (hoặc a)
  • Biết giá trị của a, b thì tìm được giá trị của x, y để thiết lập được công thức hóa học
  • Chuyển thành tỉ lệ: x/y = b/a = b’/a’
  • Lấy x = b (hoặc b’) và y = a (hoặc a’). Nếu a’, b’ là những số nguyên đơn giản hơn so với a, b.
Vận dụng như sau:
  • Dựa theo quy tắc về hóa trị, ta có thể dễ dàng tính được hóa trị của một nguyên tố khi biết hóa trị và chỉ số của nguyên tố còn lại.
  • Ngoài ra, những quy tắc hóa trị còn được vận dụng trong quá trình lập công thức hóa học của hợp chất khi đã biết hóa trị rõ ràng của hợp chất đó.

B. Đầy đủ, dễ nhớ với bài ca hóa trị lớp 8,9,10

Kiến thức về bảng hóa trị của các nguyên tố được coi là phần rất quan trọng trong hệ thống kiến thức của môn hóa. Đó chính là nền tảng để bạn có thể làm được các bài tập từ cơ bản cho đến nâng cao. Tuy nhiên đối với các em học sinh lớp 8 là năm đầu tiên được tiếp xúc với môn học mới – Hóa Học sẽ rất khó để học thuộc bảng hóa trị và bắt kịp các kiến thức của môn học.

1. Việc học trở lên đơn giản với “Bài ca hóa trị” đầy đủ

Chính vì những khó khăn trong việc học thuộc bảng hóa trị của các nguyên tố mà các thầy cô giáo bộ môn hóa học đã sáng tác ra “bài ca hóa trị” để giúp học sinh của mình dễ học thuộc hơn và tạo ra được sự hứng thú, yêu thích cho việc học môn hóa. Bài ca sau đây được viết theo thể lục bát dòng trên 6 chữ, dòng dưới 8 chữ rất vần và tương đối dễ nhớ với các em học sinh. Thông qua bài thơ này các em dễ dàng xác định được hóa trị của từng chất. Dần dần các em sẽ nhớ được bảng hóa trị và các kiến thức và hiểu bản chất của chúng.

Bài ca hóa trị lớp 8:
Kali (K), Iot (I), Hidrô (H)
Natri (Na) với Bạc (Ag), Clo (Cl) một loài
Là hoá trị I hỡi ai
Nhớ ghi cho kỹ khỏi hoài phân vân
Magiê (Mg), Kẽm (Zn) với Thuỷ Ngân (Hg)
Oxi (O), Đồng (Cu), Thiếc(Sn) thêm phần
Bari (Ba) Cuối cùng thêm chú Canxi (Ca)
Hoá trị II nhớ có gì khó khăn
Bác Nhôm (Al) hoá trị III lần
In sâu trí nhớ khi cần có ngay
Cacbon (C), Silic (Si) này đây
Có hoá trị IV không ngày nào quên
Sắt (Fe) kia lắm lúc hay phiền
II, III lên xuống nhớ liền ngay thôi
Nitơ (N) rắc rối nhất đời
I, II, III, IV khi thời lên V
Lưu huỳnh (S) lắm lúc chơi khăm
Xuống II lên VI khi nằm thứ IV
Phot pho (P) nói đến không dư
Có ai hỏi đến thì ừ rằng V
Em ơi, cố gắng học chăm
Bài ca hoá trị suốt năm cần dùng.

Những điều cần chú ý: Bài ca hóa trị trên tương đối đầy đủ này rất quan trọng. Nó sẽ theo sát các em học sinh từ lớp 8 cho đến hết lớp 12. Chính vì vậy mà các em học sinh cần phải ghi nhớ thật chính xác, kết hợp với việc làm thật nhiều bài tập thì mới có thể nhớ được bảng hóa trị này.

Bài ca hóa trị nâng cao:
Hidro (H) cùng với liti (Li)
Natri (Na) cùng với kali (K) chẳng rời
Ngoài ra còn bạc (Ag) sáng ngời
Chỉ mang hoá trị I thôi chớ nhầm
Riêng đồng (Cu) cùng với thuỷ ngân (Hg)
Thường II ít I chớ phân vân gì
Đổi thay II , IV là chì (Pb)
Điển hình hoá trị của chì là II
Bao giờ cùng hoá trị II
Là oxi (O), kẽm(Zn) chẳng sai chút gì
Ngoài ra còn có canxi (Ca)
Magiê (Mg) cùng với bari (Ba) một nhà
Bo (B) , nhôm (Al) thì hóa trị III
Cácbon (C) silic (Si) thiếc (Sn) là IV thôi
Thế nhưng phải nói thêm lời
Hóa trị II vẫn là nơi đi về
Sắt (Fe) II toan tính bộn bề
Không bền nên dễ biến liền sắt III
Phốtpho (P) III ít gặp mà
Photpho V chính người ta gặp nhiều
Nitơ (N) hoá trị bao nhiêu ?
I , II, III , IV phần nhiều tới V
Lưu huỳnh (S) lắm lúc chơi khăm
Khi II lúc IV , VI tăng tột cùng
Clo (Cl) Iot (I) lung tung
II III V VII thường thì I thôi
Mangan (Mn) rắc rối nhất đời
Đổi từ I đến VII thời mới yên
Hoá trị II dùng rất nhiều
Hoá trị VII cũng được yêu hay cần
Bài ca hoá trị thuộc lòng
Viết thông công thức đề phòng lãng quên
Học hành cố gắng cần chuyên
Siêng ôn chăm luyện tất nhiên nhớ nhiều
Clip bài ca hóa trị (Nguồn: youtube):

2. Chuyên sâu về hóa trị với bài ca hóa trị nâng cao

Đối với những bạn học sinh có ý định thi học sinh giỏi môn hóa hay chọn môn hóa là một trong những môn học để thi vào những trường đại học uy tín. Tuy nhiên để tránh nhầm lẫn các em nên chọn ra một bài chất lượng để học thuộc.
Bài ca hóa trị nâng cao.jpg

3. Dễ nhớ nguyên tử khối với bài ca nguyên tử khối

Ngoài bảng hóa trị cần học thuộc thì nguyên tử khối của các nguyên tố hóa học cũng là điều mà các em học sinh cần ghi nhớ. Đấy cũng là vấn đề khá khó để học thuộc. Để có thể giúp các em học tốt được phần này nên đã có bài ca nguyên tử khối rất dễ học, dễ nhớ phục vụ cho các em một cách hiệu quả nhất trong học tập cũng như thi cử môn hóa học.
Bài ca nguyên tử khối.jpg

4. Nhớ ký hiệu hóa học các nguyên tố với bài ca ký hiệu hóa học


Bảng hóa trị, bảng nguyên tử khối là điều mà các bạn học sinh cần học thuốc. Ngoài ra còn cần phải học thuộc các kỹ hiệu hóa học để thuận tiện cho việc viết các phương trình hóa học. Để có thể nhớ được ký hiệu của các nguyên tố hóa học 7scv.com giới thiệu đến bạn đọc cũng như các em học sinh bài ca kí hiệu hóa học rất đơn giản dễ học. Thông qua bài ca này các em sẽ thấy yêu tích môn học này hơn.
Bài ca ký hiệu hóa học.jpg
Theo như các chuyên gia đánh giá và nhận định thì hóa học được coi là môn khoa học trung tâm bởi vì nó chính là cầu nối kết hợp các môn học tự nhiên như sinh học, địa chất, vật lý,...Trong đó vật lý và hóa học là hai môn tự nhiên có liên quan nhiều nhất với nhiều hiện tượng, sự vật có trong cuộc sống của con người.

Để việc học hóa học trở nên dễ dàng và thú vị, học sinh cần biết kết hợp giữa hai việc học và thực hành liên tưởng đến những hiện tượng xảy ra xung quanh chúng ta thì các em sẽ cảm thấy môn học trở nên dễ học hơn và hấp dẫn hơn.

Ngoài ra việc học bộ môn hóa có đơn giản hay không phụ thuộc chính vào bản thân các em. Nếu các em không có tinh thần học bài và tiếp thu kiến thức thì các bài ca có dễ học đến đâu cũng sẽ không vào được tâm trí các em. Chính vì thế mà ý thức học tập, sự tự giác là chìa khóa dẫn các em đến sự thành công của tất cả các môn học không chỉ riêng môn hóa học. Mong rằng thông qua những điều được nêu trên giúp ích các em trong việc học tốt môn hóa.
 
Sửa lần cuối: