Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
I. Ca dao
- Thể loại ca dao
II. Tác phẩm
1. Bài 1
a. Lời dẫn cưới của chàng trai

- Mở đầu là lối nói khoa trương, phóng đại: dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò.
-> Lối nói thường gặp trong ca dao, ước muốn có nhiều lễ vật quý giá để xứng với tình yêu cô gái dành cho mình.
- Lối nói giảm dần : voi -> trâu -> bò -> chuột béo
- Cách nói đối lập:
+ Dẫn voi >< sợ quốc cấm
+ Dẫn trâu >< sợ nhà gái máu hàn
+ Dẫn bò >< sợ nhà nàng co gân
-> Quan tâm, lo lắng cho nhà gái
-> Cách nói thông minh, khéo léo, hóm hỉnh
- Chàng trai: tâm hồn lạc quan, yêu đời, phóng khoáng.
b. Lời thách cưới của cô gái
- Thái độ của cô gái:
+ Không ngạc nhiên : “ Lấy làm sang” -> ý nhị, khiêm tốn
+ Không phá ngang: “nỡ nào em lại phá ngang” -> thông cảm với hoàn cảnh của chàng trai.
+ Tự tin nói lời thách cưới của mình
- Lễ vật: một nhà khoai lang -> xưa nay chưa từng có, gợi sự tò mò.
-> Lời thách cưới dí dỏm, đáng yêu. Có lẽ cô gái biết rõ chàng trai rất nghèo, không thể lo nổi lợn, gà như những lời thách cưới của người ta. Điều này thể hiện sự đồng cảm sâu sắc giữa những người nghèo với nhau. Nhưng lễ vật không phải là một củ khoai mà là “một nhà khoai lang”. Số lượng không ít, làm người ta cười và cũng làm ta liên hệ đến mong ước mùa màng bội thu ở nông thôn xưa.
- Giải thích lễ vật thách cưới:
+ Củ to -> mời làng
+ Củ nhỏ -> họ hàng ăn chơi
+ Củ mẻ -> trẻ ăn giữ nhà
+ Củ rím, củ hà -> nuôi súc vật
-> Cô gái đảm đang, tháo vát, tình cảm đậm đà với họ hàng, làng xóm, gia đình.
- Ý nghĩa của lời thách cưới:
+ Người lao động dù trong cảnh nghèo vẫn luôn lạc quan, yêu đời
+ Mang triết lí nhân sinh dân gian: đặt tình nghĩa cao hơn của cải
2. Bài 2
- Nghệ thuật phóng đại, thủ pháp đối lập:
+ Làm trai (khỏe khoắn, trụ cột của gia đình) >< Khom lưng chống gối (dùng hết sức gánh hai hạt vừng -> gợi sự hèn kém )
-> Chế giễu loại đàn ông yếu đuối, tầm thường, không đáng sức trai
-> Tiếng cười không nhằm đả kích mà chỉ dùng để nhắc nhở nhau tránh những thói hư tật xấu mà con người thường mắc phải.
3. Bài 3
- Nghệ thuật tương phản
+ Chồng người >< Chồng em
+ Đi ngược về xuôi >< Ngồi bếp sờ đuôi con mèo
-> Chồng người thì tháo vát, tài giỏi. Chồng em thì lười nhác, chỉ biết quanh quẩn.
-> Chế giễu loại đàn ông lười nhác, không có ý chí.
4. Bài 4
- Vợ trong mắt chồng:
+ Lỗ mũi 18 gánh lông – râu rồng trời cho
+ Ngáy o o – cho vui nhà
+ Hay ăn quà – đỡ tốn cơm
+ Đầu rác rơm – hoa thơm
- Nghệ thuật:
+ Cường điệu, phóng đại, so sánh, trí tưởng tượng phong phú
+ Cấu trúc câu “chồng yêu chồng bảo” -> âm hưởng vui đùa, bỡn cợt, thích thú trong lòng người nghe
-> Tiếng cười mua vui, giải trí nhưng vẫn ngầm chứa một ý nghĩa châm biếm, châm biếm những người phụ nữ xấu, vô duyên, thói quen luộm thuộm.
5. Giá trị nội dung
- Thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời và triết lí nhân sinh lành mạnh của nhân dân lao động Việt Nam trong ca dao.
6. Giá trị nghệ thuật
- Hư cấu, dựng cảnh tài tình
- Chọn lọc những chi tiết điển hình
- Nghệ thuật cường điệu, phóng đại
- Dùng ngôn ngữ đời thường mà hàm chứa ý nghĩa sâu sắc