casio Bài 6: Kỹ thuật casio tìm tiệm cận của đồ thị hàm số

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
I. KIẾN THỨC NỀN TẢNG
  1. Tiệm cận đứng: Đồ thị hàm số \(y = f\left( x \right)\) nhận đường thẳng \(x = {x_0}\) là tiệm cận đứng nếu \(\mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ + } f\left( x \right) = \propto \) hoặc \(\mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ - } f\left( x \right) = \infty \) (chỉ cấn một trong hai thỏa mãn là đủ)
  2. Tiệm cận ngang: Đồ thị hàm số \(y = f\left( x \right)\) nhận đường thẳng \(y = {y_0}\) là tiệm cận ngang nếu \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \propto } f\left( x \right) = {y_0}\) hoặc \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \propto } f\left( x \right) = {y_0}\)
  3. Tiệm cận xiên: Đồ thị hàm số \(y = f\left( x \right)\) nhận đường thẳng \(y = ax + b\) là tiệm cận xiên nếu \(\mathop {\lim }\limits_{x \to \infty } \left[ {f\left( x \right) - \left( {ax + b} \right)} \right] = 0\)
  4. Lệnh Casio: Ứng dụng kỹ thuật dùng CALC tính giới hạn

II. VÍ DỤ MINH HỌA
Câu 1-[Thi thử báo Toán học tuổi trẻ lần 3]

Có bao nhiêu đường tiệm cận của đồ thị hàm số \(y = \frac{{x + 1}}{{\sqrt {4{x^2} + 2x + 1} }}\)
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Học Lớp hướng dẫn giải
Cách 1 : CASIO
Giải phương trình : Mẫu số \( = 0\) \( \Leftrightarrow \sqrt {4{x^2} + 2x + 1} = 0 \Leftrightarrow 4{x^2} + 2x + 1 = 0\) vô nghiệm
⇒ Đồ thị hàm số không có tiệm cận đứng
Tính \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \propto } \frac{{x + 1}}{{\sqrt {4{x^2} + 2x + 1} }} = \frac{1}{2}\). Vậy đương thẳng\(y = \frac{1}{2}\) là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số
tiệm cận của đồ thị hàm số (1).PNG

Tính \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \propto } \frac{{x + 1}}{{\sqrt {4{x^2} + 2x + 1} }} = - \frac{1}{2}\). Vậy đương thẳng\(y = - \frac{1}{2}\) là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số
tiệm cận của đồ thị hàm số (2).PNG

⇒ Tóm lại đồ thị hàm số có 2 tiệm cận ngang và C là đáp án chính xác
Cách tham khảo : Tự luận
  • Tính \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \propto } \frac{{x + 1}}{{\sqrt {4{x^2} + 2x + 1} }} = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \propto } \frac{{1 + \frac{1}{x}}}{{\sqrt {4 + \frac{2}{x} + \frac{1}{{{x^2}}}} }} = \frac{1}{2}\) ⇒ đường thẳng \(y = \frac{1}{2}\) là tiệm cận ngang
  • Tính \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \propto } \frac{{x + 1}}{{\sqrt {4{x^2} + 2x + 1} }} = \mathop {\lim }\limits_{x \to - \propto } \frac{{ - 1 - \frac{1}{x}}}{{\sqrt {4 + \frac{2}{x} + \frac{1}{{{x^2}}}} }} = - \frac{1}{2}\) ⇒ đường thẳng \(y = - \frac{1}{2}\) là tiệm cận ngang
Bình luận: Việc ứng dụng Casio để tìm tiệm cận sử dụng nhiều kỹ thuật tính giới hạn của hàm số bằng Casio. Các bạn cần học kỹ bài giới hạn trước khi học bài này.
Giới hạn của hàm số khi x tiến tới \( + \propto \) và khi x tiến tới \( - \propto \) là khác nhau. Ta cần hết sức chú ý tránh để sót tiệm cận ngang \(y = - \frac{1}{2}\)

Câu 2-[Thi Học sinh giỏi tỉnh Ninh Bình]
Đồ thị hàm số \(y = \frac{{{x^2} - 3x + 2}}{{1 - {x^2}}}\)\(\left( C \right)\) có bao nhiêu đường tiệm cận ?
A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
Học Lớp hướng dẫn giải
Cách 1 : CASIO
Tính \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \propto } = \frac{{{x^2} - 3x + 2}}{{1 - {x^2}}} = - 1\)
tiệm cận của đồ thị hàm số (3).PNG

Tính \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \propto } = \frac{{{x^2} - 3x + 2}}{{1 - {x^2}}} = - 1\)
tiệm cận của đồ thị hàm số (4).PNG

  • Vậy đương thẳng y = - 1 là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số
  • Giải phương trình: Mẫu số \( = 0\) \( \Leftrightarrow 1 - {x^2} = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 1\\x = - 1\end{array} \right.\)
  • Đến đây nhiều học sinh đã ngộ nhận x = 1 và \(x = - 1\) là 2 tiệm cận đứng của \(\left( C \right)\)
  • Tuy nhiên \(x = \pm 1\) là nghiệm của phương trình Mẫu số \( = 0\) chỉ là điều kiện cần. Điều kiện đủ phải là \(\mathop {\lim }\limits_{x \to \pm 1} \frac{{{x^2} - 3x + 2}}{{1 - {x^2}}} = \infty \)
⇒ Ta đi kiểm tra điều kiện dủ
Tính \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - 1} \frac{{{x^2} - 3x + 2}}{{1 - {x^2}}} = - \infty \)
tiệm cận của đồ thị hàm số (5).PNG

Vậy đương thẳng\(x = - 1\) là tiệm cận đứng của đồ thị \(\left( C \right)\)
Tính \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + 1} \frac{{{x^2} - 3x + 2}}{{1 - {x^2}}} = \frac{1}{2}\)
r1+0.0000000001=
Vậy đường thẳng x = 1 không phải là tiệm cận đứng của đồ thị \(\left( C \right)\)
⇒ Tóm lại đồ thị hàm số có 1 tiệm cận ngang y = - 1 và 1 tiệm cận đứng \(x = - 1\)
⇒ Đáp số chính xác là B
Cách tham khảo: Tự luận
  • Rút gọn hàm số \(y = \frac{{{x^2} - 3x + 2}}{{1 - {x^2}}} = \frac{{\left( {x - 1} \right)\left( {x - 2} \right)}}{{ - \left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right)}} = \frac{{2 - x}}{{x + 1}}\)
  • Tính \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \propto } \frac{{2 - x}}{{x + 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \propto } \frac{{ - 1 + \frac{2}{x}}}{{1 + \frac{1}{x}}} = - 1\) ⇒ đường thẳng y = - 1 là tiệm cận ngang
  • Tính \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - 1} \frac{{2 - x}}{{x + 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to - \propto } \left( { - 1 + \frac{3}{{x + 1}}} \right) = + \propto \) ⇒ đường thẳng y = - 1 là tiệm cận đứng
Bình luận: Việc tử số và mẫu số đều có nhân tử chung dẫn tới hàm số bị suy biến như ví dụ 2 là thường xuyên xảy ra trong các đề thi. Chúng ta cần cảnh giá và kiểm tra lại bằng kỹ thuật tìm giới hạn bằng Casio

Câu 3-[Thi thử chuyên KHTN –HN lần 2]
Đồ thị hàm số nào sau đây không có tiệm cận ngang ?
A. \(y = \frac{{x - 1}}{{x + 2}}\)
B. \(y = \frac{{x - 1}}{{{x^2} + 1}}\)
C. \(y = \frac{{{x^2} + 1}}{{x - 1}}\)
D. \(y = \frac{1}{{x + 1}}\)
Học Lớp hướng dẫn giải
Cách 1 : CASIO
Tính \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \propto } \frac{{{x^2} + 1}}{{x - 1}} = + \propto \)
tiệm cận của đồ thị hàm số (6).PNG

Tính \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \propto } \frac{{{x^2} + 1}}{{x - 1}} = - \propto \)
tiệm cận của đồ thị hàm số (7).PNG

Vậy đồ thị hàm số \(y = \frac{{{x^2} + 1}}{{x - 1}}\) không có tiệm cận ngang
⇒ Tóm lại C là đáp án chính xác
Cách tham khảo: Tự luận
  • Tính \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \propto } \frac{{{x^2} + 1}}{{x - 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \propto } \frac{{x + \frac{1}{x}}}{{1 - \frac{1}{x}}} = + \propto \)
  • Tính \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \propto } \frac{{{x^2} + 1}}{{x - 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to - \propto } \frac{{x + \frac{1}{x}}}{{1 - \frac{1}{x}}} = - \propto \) ⇒ Đồ thị hàm số không có tiệm cận ngang
Bình luận: Đồ thị hàm số \(y = f\left( x \right)\) không có tiệm cận ngang nếu \(\mathop {\lim }\limits_{x \to \infty } y\) bằng \(\infty \)

Câu 4-[Khảo sát chất lượng chuyên Lam Sơn – Thanh Hóa]
Tìm tất các các giá trị của tham số m sao cho đồ thị hàm số \(y = \frac{{5x - 3}}{{{x^2} - 2mx + 1}}\) không có tiệm cận đứng
A. m = 1
B. m = - 1
C. \(\left[ \begin{array}{l}m < - 1\\m > 1\end{array} \right.\)
D. \( - 1 < m < 1\)
Học Lớp hướng dẫn giải
Cách 1 : CASIO
Để đồ thị hàm số không có tiệm cận đứng thì phương trình mẫu số bằng 0 không có nghiệm hoặc có nghiệm nhưng giới hạn hàm số khi x tiến tới nghiệm không ra vô cùng.:
Với m = 1 . Hàm số \( \Leftrightarrow y = \frac{{5x - 3}}{{{x^2} - 2x + 1}}\) . Phương trình \({x^2} - 2x + 1 = 0\) có nghiệm x = 1 Tính \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{5x - 3}}{{{x^2} - x + 1}} = + \propto \). ⇒ Đáp số A sai
tiệm cận của đồ thị hàm số (8).PNG

Với m = 0 hàm số \( \Leftrightarrow y = \frac{{5x - 3}}{{{x^2} + 1}}\) . Phương trình \({x^2} + 1 = 0\) vô nghiệm ⇒ Đồ thị hàm số không có tiệm cận đứng \( \Rightarrow m = 0\)
⇒ D là đáp án chính xác
Cách tham khảo: Tự luận
  • Để đồ thị hàm số không có tiệm cận đứng thì phương trình mẫu số bằng 0 vô nghiệm \( \Leftrightarrow \Delta < 0 \Leftrightarrow {m^2} - 1 < 0 \Leftrightarrow - 1 < m < 1\)
  • Trường hợp 2 phương trình mẫu số bằng 0 có nghiệm nhưng bị suy biến (rút gọn) với nghiệm ở tử số. ⇒ Không xảy ra vì bậc mẫu > bậc tử
Bình luận: Việc giải thích được trường hợp 2 của tự luận là tương đối khó khăn. Do đó bài toán này chọn cách Casio là rất dễ làm.

Câu 5-[Đề minh họa thi THPT Quốc Gian lần 1]
Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m sao cho đồ thị của hàm số \(y = \frac{{x + 1}}{{\sqrt {m{x^2} + 1} }}\) có hai tiệm cận ngang
A. m < 0
B. Không có m thỏa
C. m = 0
D. m > 0
Học Lớp hướng dẫn giải
Cách 1: CASIO
Thử đáp án A ta chọn 1 giá trị m < 0 , ta chọn \(m = - 2,15\). Tính \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \propto } \frac{{x + 1}}{{\sqrt { - 2.15{x^2} + 1} }}\)
tiệm cận của đồ thị hàm số (9).PNG

  • Vậy \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \propto } \frac{{x + 1}}{{\sqrt { - 2.15{x^2} + 1} }}\)không tồn tại ⇒ hàm số \(y = \frac{{x + 1}}{{\sqrt { - 2.15{x^2} + 1} }}\)không thể có 2 tiệm cận ngang
  • Thử đáp án B ta chọn gán giá trị m = 0. Tính \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \propto } \frac{{x + 1}}{{\sqrt {0{x^2} + 1} }} = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \propto } \left( {x + 1} \right)\)
tiệm cận của đồ thị hàm số (10).PNG

Vậy \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \propto } \left( {x + 1} \right) = + \propto \) ⇒ hàm số \(y = \left( {x + 1} \right)\) không thể có 2 tiệm cận ngang
Thử đáp án D ta chọn gán giá trị \(m = 2.15\). Tính \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \propto } \frac{{x + 1}}{{\sqrt {2.15{x^2} + 1} }} = 0.6819...\)
tiệm cận của đồ thị hàm số (11).PNG

Tính \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \propto } \frac{{x + 1}}{{\sqrt {2.15{x^2} + 1} }} = - 0.6819...\)
tiệm cận của đồ thị hàm số (12).PNG

Vậy đồ thị hàm số có 2 tiệm cận ngang \(y = \pm - 0.6819...\)
⇒ Đáp số D là đáp số chính xác
Bình luận:
Qua ví dụ 4 ta thấy sức mạnh của Casio so với cách làm tự luận. .

Câu 6-[Đề minh họa Bộ GD-ĐT lần 2]
Tìm tất cả các tiệm cận đứng của đồ thị hàm số \(y = \frac{{2x - 1 - \sqrt {{x^2} + x + 3} }}{{{x^2} - 5x + 6}}\)
A. \(\left[ \begin{array}{l}x = - 3\\x = - 2\end{array} \right.\)
B. \(x = - 3\)
C.\(\left[ \begin{array}{l}x = 3\\x = 2\end{array} \right.\)
D. \(x = 3\)
Học Lớp hướng dẫn giải
Đường thẳng \(x = {x_0}\) là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số thì điều kiện cần : \({x_0}\) là nghiệm của phương trình mẫu số bằng 0
Nên ta chỉ quan tâm đến hai đường thẳng \(x = 3\) và \(x = 2\)
Với \(x = 3\) xét \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 3 + } \frac{{2x - 1 - \sqrt {{x^2} + x + 3} }}{{{x^2} - 5x + 6}} = + \propto \)\( \Rightarrow x = 3\) là một tiệm cận đứng
tiệm cận của đồ thị hàm số (13).PNG

Với \(x = 2\) xét \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 2 + } \frac{{2x - 1 - \sqrt {{x^2} + x + 3} }}{{{x^2} - 5x + 6}} = + \propto \) Kết quả không ra vô cùng\( \Rightarrow x = 2\) không là một tiệm cận đứng
tiệm cận của đồ thị hàm số (14).PNG

⇒ Đáp số chính xác là B

Câu 7-[Thi thử chuyên Lương Văn Tụy lần 1]
Số tiệm cận của đồ thị hàm số \(y = \frac{x}{{{x^2} - 1}}\) là :
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Học Lớp hướng dẫn giải
Phương trình mẫu số bằng 0 có 2 nghiệm \(x = \pm 1\)
Tính \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \frac{x}{{{x^2} - 1}} = + \propto \)\( \Rightarrow x = 1\) là tiệm cận đứng
tiệm cận của đồ thị hàm số (15).PNG

Tính \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - {1^ + }} \frac{x}{{{x^2} - 1}} = + \propto \)\( \Rightarrow x = - 1\) là tiệm cận đứng
tiệm cận của đồ thị hàm số (16).PNG

⇒ Đáp số chính xác là B

Câu 8-[Thi thử THPT Vũ Văn Hiếu –Nam Định lần 1]
Số đường tiệm cận của đồ thị hàm số \(y = \frac{{\left| {x - 1} \right|}}{{\sqrt {{x^2} - 4} }}\) là :
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
Học Lớp hướng dẫn giải
Phương trình mẫu số bằng 0 có 2 nghiệm \(x = \pm 2\)
Tính \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ + }} \frac{{\left| {x - 1} \right|}}{{\sqrt {{x^2} - 4} }} = + \propto \)\( \Rightarrow x = 2\) là tiệm cận đứng
tiệm cận của đồ thị hàm số (17).PNG

Tính \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - {2^ - }} \frac{{\left| {x - 1} \right|}}{{\sqrt {{x^2} - 4} }} = + \propto \)\( \Rightarrow x = - 1\) là tiệm cận đứng
tiệm cận của đồ thị hàm số (18).PNG

⇒ Đáp số chính xác là C

Câu 9-[Thi thử chuyên Thái Bình lần 1]
Tìm các giá trị thực của m để đồ thị hàm số \(y = \frac{{2{x^2} - 3x + m}}{{x - m}}\) không có tiệm cận đứng ?
A. m = 0
B. \(\left[ \begin{array}{l}m = 0\\m = 1\end{array} \right.\)
C. \(m > - 1\)
D. \(m > 1\)
Học Lớp hướng dẫn giải
Với m = 0 hàm số \(y = \frac{{2{x^2} - 3x}}{x}\) , Tính \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} \frac{{2{x^2} - 3x}}{x} = - 3,\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} \frac{{2{x^2} - 3x}}{x} = - 3\) ⇒ Không có tiệm cận đứng ⇒ m = 0 thỏa.
tiệm cận của đồ thị hàm số (19).PNG

Tương tự m = 1 cũng thỏa ⇒ Đáp số chính xác là B
Chú ý: Nếu chúng ta chú ý một chút tự luận thì hàm số \(y = \frac{{2{x^2} - 3x}}{x}\) sẽ rút gọn tử mẫu và thành \(y = 2x - 3\) là đường thẳng nên không có tiệm cận đứng.

Câu 10-[Thi thử THPT Quảng Xương –Thanh Hóa lần 1]
Hàm số \(y = \frac{{x + \sqrt {{x^2} + x + 1} }}{{{x^3} + x}}\) có bao nhiêu đường tiệm cận ?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Học Lớp hướng dẫn giải
Phương trình mẫu số bằng 0 có 1 nghiệm duy nhất \(x = 0\) . Tính \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} \frac{{x + \sqrt {{x^2} + x + 1} }}{{{x^3} + x}} = + \propto \)
\( \Rightarrow x = 0\) là tiệm cận đứng
tiệm cận của đồ thị hàm số (20).PNG

Tính \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \propto } \frac{{x + \sqrt {{x^2} + x + 1} }}{{{x^3} + x}} = 0\)\( \Rightarrow y = 0\) là tiệm cận ngang
tiệm cận của đồ thị hàm số (21).PNG

Tính \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \propto } \frac{{x + \sqrt {{x^2} + x + 1} }}{{{x^3} + x}} = 0\)\( \Rightarrow y = 0\) là tiệm cận ngang
tiệm cận của đồ thị hàm số (22).PNG

Tóm lại đồ thị hàm số có 1 tiệm cận đứng và 1 tiệm cận ngang ⇒ B chính xác
Chú ý: Học sinh thường mặc định có 2 tiệm cận ngang ⇒ Chọn nhầm đáp án C

Câu 11-[Thi HK1 chuyên Nguyễn Du – Đắc Lắc]
Tìm tất cả các số thực m để đồ thị hàm số \(y = \frac{x}{{{x^2} - m}}\) có 3 đường tiệm cận
A. \(m \ne 0\) B. m = 0 C. m > 0 D. m < 0
Học Lớp hướng dẫn giải
Thử với m = 9 Tính \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \propto } \frac{x}{{{x^2} - 9}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to - \propto } \frac{x}{{{x^2} - 9}} = 0\) ⇒ Đồ thị hàm số chỉ có 1 tiệm cận ngang
tiệm cận của đồ thị hàm số (23).PNG

Phương trình mẫu số bằng 0 có hai nghiệm \(x = 3;x = - 3\) . Tính \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {3^ + }} \frac{x}{{{x^2} - 9}} = + \propto ;\mathop {\lim }\limits_{x \to - {3^ + }} \frac{x}{{{x^2} - 9}} = + \propto \) ⇒ có 2 tiệm cận đứng
tiệm cận của đồ thị hàm số (24).PNG

Vậy m = 9 thỏa ⇒ Đáp số chứa m = 9 là C chính xác.

Câu 12-[Thi thử chuyên Lương Văn Tụy lần 1]
Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để đồ thị hàm số \(y = x + m\sqrt {{x^2} + x + 1} \) có đường tiệm cận ngang
A. m = - 1
B. m < 0
C. m > 0
D. \(m = \pm 1\)
Học Lớp hướng dẫn giải
Với m = - 1 . Tính \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \propto } \left( {x - \sqrt {{x^2} + x + 1} } \right) = - \frac{1}{2} \Rightarrow \)\(x = - 1\) thỏa ⇒ Đáp số đúng là A hoặc D
tiệm cận của đồ thị hàm số (25).PNG

Với m = 1 . Tính \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \propto } \left( {x + \sqrt {{x^2} + x + 1} } \right) = - \frac{1}{2} \Rightarrow \)x = 1 thỏa ⇒ Đáp số chính xác là D
tiệm cận của đồ thị hàm số (26).PNG
 

33 Kỹ thuật casio giải toán ôn thi đại học