Toán 12 8 Bài tập trắc nghiêm về tính chất Của Tích Phân Và Nguyên Hàm (phần 1)

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
Câu 1:
Hàm số \(F(x) = \frac{1}{2}{e^{2x}}\) là nguyên hàm của hàm số nào trong các hàm số sau?
A. \(f(x) = {e^{2x}}\)
B. \(f(x) = 2x{e^{{x^2}}}\)
C. \(f(x) = \frac{{{e^{{x^2}}}}}{{2x}}\)
D. \(f(x) = {x^2}{e^{{x^2}}} - 1\)
Ta có: \(\left( {\frac{1}{2}{e^{2x}}} \right)' = \frac{1}{2}.(2x)'.{e^{2x}} = {e^{2x}}.\)
Vậy A là phương án đúng.
Câu 2:
Cho tích phân \(I = \int\limits_0^5 {\left| {{3^x} - 9} \right|} dx\) và các kết quả sau:
I. \(I = \int\limits_2^5 {\left( {{3^x} - 9} \right)dx + \int\limits_0^2 {\left( {{3^x} - 9} \right)} dx}\)
II. \(I = \int\limits_2^5 {\left( {{3^x} - 9} \right)} dx - \int\limits_0^2 {\left( {{3^x} - 9} \right)} dx\)
III. \(I = 2\int\limits_2^5 {\left( {{3^x} - 9} \right)} dx\)
Trong các kết quả trên, kết quả nào đúng?
A. Chỉ I
B. Chỉ II
C. Chỉ III
D. Cả I, II, III
Ta có \({3^x} - 9 > 0 \Leftrightarrow x > 2\) .
Vậy \(\int\limits_0^5 {\left| {{3^x} - 9} \right|} dx = \int\limits_0^2 {\left| {{3^x} - 9} \right|} dx + \int\limits_2^5 {\left| {{3^x} - 9} \right|} dx\)\(= \int\limits_0^2 {\left( {9 - {3^x}} \right)} dx + \int\limits_2^5 {\left( {{3^x} - 9} \right)dx}\) .
Vậy I sai, II đúng và III sai.
Câu 3:
Nếu F(x) là nguyên hàm của hàm số \(f(x)\), G(x) là nguyên hàm của hàm số \(g(x)\). Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai?
A. \(\int {\left[ {f(x) + g(x)} \right]dx = \int {f(x)dx + \int {g(x)dx} } = F(x) + G(x) + C}\)
B. Với mọi \(k\ne0\), ta có:\(\int {kf(x)dx = k\int {f(x)dx} } = kF(x) + C\)
C. \(\int {\left[ {f(x).g(x)} \right]dx = \int {f(x)dx} } .\int {g(x)dx} = F(x).G(x) + C\)
D. \(\left( {\int {f(x)dx} } \right)' = f(x)\)
Phương án A, B, D là các tính chất của nguyên hàm đã được học trong chương trình phổ thông.
Phương án C sai: không có tính chất nguyên hàm của một tích bằng tích các nguyên hàm của từng thừa số.
Câu 4:
Cho hàm số \(f(x)\) có đạo hàm trên đoạn \([1;2]\), \(f(1)=1\) và \(f(2)=2\). Tính \(I = \int\limits_1^2 {f'(x)dx}\).
A. I=1
B. I=-1
C. I=3
D. \(I=\frac{7}{2}\)
Ta có: \(\int_1^2 {f'(x)dx = \left. {f(x)} \right|_1^2} = f(2) - f(1) = 1.\)
Câu 5:
Mệnh đề nào sau đây là mệnh đề sai?
A. \(\int {f'(x)dx = f(x) + C}\)
B. \(\int {\left[ {f(x).g(x)} \right]dx} = \int {f(x)dx} .\int {g(x)dx}\)
C. \(\int {\left[ {f(x) + g(x)} \right]dx} = \int {f(x)dx} + \int {g(x)dx}\)
D. \(\int {kf(x)dx} = k\int {f(x)dx}\) (k là hằng số)
Chọn B.
Câu 6:
Tìm hàm số \(y=f(x)\) biết rằng \(f'(x) = ({x^2} - x)(x + 1)\) và \(f(0)=3.\)
A. \(y = \frac{{{x^4}}}{4} - \frac{{{x^2}}}{2} + 3\)
B. \(y = \frac{{{x^4}}}{4} - \frac{{{x^2}}}{2} - 3\)
C. \(y = \frac{{{x^4}}}{4} + \frac{{{x^2}}}{2} + 3\)
D. \(y = 3{x^2} - 1\)
\(\begin{array}{l} \left\{ \begin{array}{l} f(x) = \int {({x^2} - x)(x + 1)dx} \\ f(0) = 3 \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} f(x) = \int {({x^3} - x)dx} \\ f(0) = 3 \end{array} \right.\\ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} f(x) = \frac{{{x^4}}}{4} - \frac{{{x^2}}}{2} + C\\ f(0) = C = 3 \end{array} \right. \Rightarrow f(x) = \frac{{{x^4}}}{4} - \frac{{{x^2}}}{2} + 3. \end{array}\)
Câu 7:
Cho \(f(x) = (a{x^2} + bx + c)\sqrt {2x - 1}\) là một nguyên hàm của hàm số \(g(x) = \frac{{10{x^2} - 7x + 2}}{{\sqrt {2x - 1} }}\) trên khoảng \(\left( {\frac{1}{2}; + \infty } \right).\)Tính tổng S=a+b+c.
A. S=3
B. S=0
C. S=4
D. S=2
\(\left( {\left( {a{x^2} + bx + c} \right)\sqrt {2x - 1} } \right)' = \frac{{5a{x^2} + ( - 2a + 3b)x - b + c}}{{\sqrt {2x - 1} }} = \frac{{10{x^2} - 7x + 2}}{{\sqrt {2x - 1} }}\)
Vậy: \(\left\{ \begin{array}{l} a = 2\\ b = - 1\\ c = 1 \end{array} \right. \Rightarrow a + b + c = 2.\)
Câu 8:
Cho \(\int\limits_0^2 {f(x)dx = 3.}\) Tính \(I = \int\limits_0^2 {\left[ {4f(x) - 3} \right]dx.}\)
A. I=2
B. I=-1
C. I=6
D. I=8
Ta có:
\(\begin{array}{l} I = \int\limits_0^2 {\left[ {4f(x) - 3} \right]dx} = 4\int\limits_0^2 {f(x)dx - 3} \int\limits_0^2 {dx} \\ = \left. {4.3 - 3x} \right|_0^2 = 12 - 6 = 6. \end{array}\)