Toán 12 7 công thức lãi suất ngân hàng thường gặp trong đề thi THPT

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
1.LÃI ĐƠN: là số tiền lãi chỉ tính trên số tiền gốc mà không tính trên số tiền lãi do gốc sinh ra, tức là tiền lãi của kỳ hạn trước không được tính vào vốn để tính lãi cho kì hạn kế tiếp, cho dù đến kì hạn người gửi không đến rút tiền gửi ra.
Công thức tính: Khách hàng gửi vào ngân hàng A đồngới lãi suất đơn r%/kì hạn thì số tiền khách hàng nhận được cả vốn lẫn lãi sau n kì hạn $\left( {n \in {N^*}} \right)$ là:
${S_n} = A\left( {1 + nr} \right)$ (0.1)​
Chú ý: trong các bài toán lãi suất cà các bài toán liên quan, r% là $\frac{r}{{100}}$ .

Ví dụ: Thầy A gửi vào ngân hàng 10 triệu đồng với lãi suất đơn 7%/năm thì sau 5 năm số tiền thầy A nhận được cả vốn lẫn lãi là bao nhiêu?
A.13,5 triệu
B. 16 triệu
C.12 triệu
D. 12,7 triệu
Lời giải
Số tiền cả gốc lẫn lãi của thầy A nhận được sau 5 năm là : ${S_5} = 10.\left( {1 + 5,7\% } \right) = 13,5(tr)$

2.LÃI KÉP: là tiền lãi của kì hạn trước nếu người gửi không rút ra thì được tính vào vốn để tính lãi cho kì hạn sau.
Công thức tính : Khách hàng gửi vào ngân hàng A đồng với lãi kép r%/kì hạn thì số tiền khách hàng nhận được cả vốn lẫn lãi sau n kì hạn $\left( {n \in {N^*}} \right)$ là: ${S_n} = A\left( {1 + nr} \right)$(0.2)

Ví dụ 1: Ông A gửi tiết kiệm 75 triệu vào ngân hàng theo kỳ hạn 3 tháng và lãi suất 0,59%/tháng. Nếu Ông A không rút lãi ở tất cả các định kỳ thì sau 3 năm ông A nhận được số tiền là bao nhiêu :
A.92576000
B. 80486000
C. 92690000
D. 90930000
Lời giải
Đây là bài toán lãi kéo, chu kỳ một quý lãi suất 3.0,59%=1,77%.
Sau 3 năm(12 quý), số tiền thu được cả gốc lẫn lãi là : $75.{\left( {1 + 0,0177} \right)^{12}} \approx 92576000$ (đồng)

Ví dụ 2: Anh B gửi 27 triệu đồng vào ngân hàng theo thể thức lãi kép, kì hạn là một quý, với lãi suất 1,85% một quý. Hỏi thời gian nhanh nhất là bao lâu để anh B có được ít nhất 36 triệu đồng tính cả vốn lẫn lãi.\
A.19 quý
B. 15 quý
C. 4 năm
D. 5 năm
Lời giải
Gọi n là số quý cần tìm, từ giả thiết ta có n là số tự nhiên nhỏ nhất thỏa mãn $27{\left( {1 + 0,0185} \right)^n} > 36$ (dùng Shift Solve để tìm n). Ta có n=16 quý tức là 4 năm)

3.TIỀN GỬI HÀNG THÁNG :Mỗi tháng gửi đúng cùng một số tiền vào một thời gian cố định.
Công thức tính: Đầu mỗi tháng khách hàng gửi vào ngân hàng số tiền A đồng với lãi kép r% một tháng thì số tiền khách hàng nhận được cả vốn lẫn lãi sau n tháng$\left( {n \in {N^*}} \right)$ là : ${S_n} = \frac{A}{r}\left[ {{{\left( {1 + r} \right)}^n} - 1} \right]\left( {1 + r} \right)$ (0.3)

Ví dụ 1: Một người mỗi tháng đều đặn gửi vào ngân hàng một khoản tiền T theo hình thức lãi kép với lãi suất 0,6% mỗi tháng.Biết sau 15 tháng người đó có số tiền là 10 triệu đồng.Hỏi số tiền T gần với số tiền nào nhất trong các số sau ?
A.535.000
B. 635.000
C. 613.000
D. 643.000
Lời giải
$10.000.000 = \frac{T}{{0,6\% }}\left[ {{{\left( {1 + 0,6\% } \right)}^{15}} - 1} \right].\left( {1 + 0,6\% } \right) \Rightarrow T = 635.000$

Ví dụ 2: Đầu mối tháng anh A gửi vào ngân hàng 3 triệu đồng với lãi suất 0,6% mỗi tháng. Hỏi sau ít nhất bao nhiêu tháng (khi ngân hàng đã tính lãi) thì anh A được số tiền cả lãi và gốc là 100 triệu trở lên ?
A.30 tháng
B. 31 tháng
C. 40 tháng
D. 35 tháng
Lời giải
$n = {\log _{1,006}}\left( {\frac{{100.0,006}}{{3.1,006}} + 1} \right) \approx 30,3117$ . Vậy chon đáp án B.

Ví dụ 3: Đầu mỗi tháng chị N gửi vào ngân hàng số tiền 3 tỷ đồng.Sau 1 năm chị N nhận được số tiền cả gốc và lãi là 40 tỷ đồng.Hỏi lãi suất ngân hàng là bao nhiêu phần trăm mỗi tháng?
Lời giải
Ta có $40 = \frac{3}{r}\left[ {{{\left( {1 + r} \right)}^{12}} - 1} \right]\left( {1 + r} \right)$ .Nhập máy tính $\frac{3}{X}\left[ {{{\left( {1 + X} \right)}^{12}} - 1} \right]\left( {1 + X} \right) - 40$ nhấn SHIFT CALC
với X=0 ta được X=0,016103725.Vậy lãi suất là 1,61% mối tháng.

4. GỬI NGÂN HÀNG VÀ RÚT TIỀN GỬI HÀNG THÁNG.
Công thức: Gửi ngân hàng số tiền A đồng với lãi suất r% một tháng.Mối tháng vào ngày ngân hàng tính lãi, rút ra số tiền X đồng. Tính số tiền còn lại sau n tháng là bao nhiêu?
Công thức số tiền còn lại sau n tháng là: ${S_n} = A{\left( {1 + r} \right)^n} - X.\frac{{{{\left( {1 + r} \right)}^n} - 1}}{r}$ (0.4)

Ví dụ 1: Mẹ Lam gửi ngân hàng 20 tỷ với lãi suất 0,75% mỗi tháng. Mỗi tháng vào ngày ngân hàng tính lãi, mẹ Lam đến ngân hàng rút 300 triệu đồng để chi tiêu.Hỏi sau 2 năm số tiền còn lại trong ngân hàng là bao nhiêu?
A.11 tỷ
B.15 tỷ
C.13 tỷ
D.16 tỷ
Lời giải
${S_{24}} = {20.10^9}.{\left( {1,0075} \right)^{24}} - {300.10^6}.\frac{{{{\left( {1,0075} \right)}^{24}} - 1}}{{0,0075}} \approx 16,{07.10^9}$ đồng. Chọn D.

Ví dụ 2: Bố Lam gửi ngân hàng 20 triệu đồng với lãi suất 0,7% mỗi tháng. Mỗi tháng vào ngày ngân hàng tính lãi , Bố Lam rút một số tiền như nhau để chi tiêu. Hỏi số tiền mỗi tháng Bố Lam rút ra là bao nhiêu để sau 5 năm thì số tiền vừa hết?
A. 300.000đ
B.450.000đ
C.402.000đ
D.409.000đ
Lời giải
$0 = {20.10^6}{\left( {1 + 0,7\% } \right)^{5.12}} - X.\frac{{{{\left( {1 + 0,7\% } \right)}^{5.12}}}}{{1 + 0,7\% }}$ nhấn SHIFT SOLVE X = 409367,376. Chọn D

5.VAY VỐN TRẢ GÓP
Vay ngân hang số tiền là A đồng với lãi suấ r%/tháng.Sau đúng một tháng kể từ ngày vay, bắt đầu hoàn nợ;hai lần hoàn nợ cách nhau đúng một tháng, mỗi tháng hoàn nợ số tiền là X đồng và trả hết tiền nợ sau đúng n tháng.
Công thức: Cách tính số tiền còn lại sau n tháng giống hoàn toàn công thức tính gửi ngân hang và rút tiền hang tháng: ${S_n} = A{\left( {1 + r} \right)^n} - X.\frac{{{{\left( {1 + r} \right)}^n} - 1}}{r}$

Ví dụ 1: Mẹ Lê vay trả góp ngân hàng số tiền 50 triệu đồng với lãi suất 1,15%/tháng trong vòng 2 năm thì mỗi tháng chị Năm phải trả số tiền bao nhiêu?
A.136.200
B.124.000
C.115.400
D.168.000
Lời giải
$X = \frac{{{{5.10}^7}.{{\left( {1,0115} \right)}^{48}}.0,0115}}{{{{\left( {1,0115} \right)}^{48}} - 1}} \approx 1361312,802$ đồng

Ví dụ 2: Anh Ba vay trả góp ngân hàng số tiền 500 triệu đồng với lãi suất 0,9%/tháng, mỗi tháng trả 15 triệu đồng. Sau bao nhiêu tháng thì anh Ba trả hết nợ?
A. 40 tháng
B.50 tháng
C.45 tháng
D.48 tháng
Lời giải
$500.{\left( {1,009} \right)^n} - 15.\frac{{{{\left( {1,009} \right)}^n} - 1}}{{0,009}} = 0$ giải được n=39,80862049. Chọn A.

6.BÀI TOÁN TĂNG LƯƠNG:
Một người được lãnh lương khởi điểm là A đồng/tháng. Cứ n tháng thì lương người đó được tăng thêm r% /tháng. Hỏi sau nk tháng người đó được lĩnh tất cả bao nhiêu?
Công thức tính:${S_{kn}} = Ak.\frac{{{{\left( {1 + r} \right)}^k} - 1}}{r}$ (0.6)

Ví dụ: Một người được lãnh lương khởi điểm là 3 triệu đồng/tháng. Cứ 3 tháng thì lương người đó được tăng thêm 7%/ tháng. Hỏi sau 36 tháng thì người đó lính được tất cả bao nhiêu?
A.Gần 644 triệu
B.Gần 623 triệu
C. Gần 954 triệu
D. Gần 700 triệu
Lời giải
${S_{36}} = {3.10^6}.12.\frac{{{{\left( {1,07} \right)}^{12}} - 1}}{{0,07}} \approx 643984245,8$ đồng. chọn A.

7.BÀI TOÁN TĂNG TRƯỞNG DÂN SỐ
Công thức $S = A.{e^{n.r}}$ . n: sau n thời gian, r: Tỉ lệ tăng.S: tổng số dân số sau n năm.

Ví dụ: Sự tăng trưởng dân số được ước tính theo công thức tăng trưởng mũ. Biết rằng tỉ lệ tăng dân số thế giới hàng năm là 1,32%, năm 2003 dân số thế giới vào khoảng 7095 triệu người.Dự đoán dân số năm 2010?
Lời giải
Theo công thức tang trưởng mũ thì dự đoán dân số năm 2010 là $S = 7095.{e^{7.0,0132}} \approx 7781$ triệu.
 
Sửa lần cuối: