23 bài văn nghị luận văn học dạng so sánh – Nguyễn Hoài Lệ

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
23 bài văn nghị luận văn học dạng so sánh – Nguyễn Hoài Lệ
Các dạng so sánh thường gặp.
Kiểu bài so sánh văn học yêu cầu thực hiện cách thức so sánh trên nhiều bình diện:
  • So sánh các tác phẩm
  • So sánh các đoạn tác phẩm (hai đoạn thơ hoặc hai đoạn văn xuôi)
  • So sánh các nhân vật văn học.
  • So sánh các tình huống truyện.
  • So sánh các cốt truyện.
  • So sánh cái tôi trữ tình giữa các bài thơ.
  • So sánh các chi tiết nghệ thuật.
  • So sánh nghệ thuật trần thuật...
Quá trình so sánh có thể chỉ diễn ra ở các tác phẩm của cùng một tác giả, nhưng cũng có thể diễn ra ở những tác phẩm của các tác giả cùng hoặc không cùng một thời đại, giữa các tác phẩm của những trào lưu, trường phái khác nhau của một nền văn học
Cách làm bài dạng đề so sánh
Vì là một bài nghị luận nên bố cục một bài văn so sánh văn học cũng có 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài. Tuy nhiên chức năng cụ thể của từng phần lại có những điểm khác biệt so với kiểu bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích thơ hay nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm văn xuôi. Dàn ý khái quát của kiểu bài này như sau:
MỞ BÀI:
  • Dẫn dắt (mở bài trực tiếp không cần bước này)
  • Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh
THÂN BÀI:
Học sinh có thể chọn một trong hai cách sau
1: Làm rõ đối tượng thứ nhất (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).

2. Làm rõ đối tượng thứ 2 (bước này vận kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).

3. So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh).

4. Lý giải sự khác biệt: thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học( bước này vận nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).
 
Sửa lần cuối: