Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
Câu 1:
Điểm M trong hình vẽ là điểm biểu diễn của số phức z. Tìm phần thực và phần ảo của số phức z.
điểm biểu diễn của số phức z.png

A. Phần thực là -3 và phần ảo là 2.
B. Phần thực là 2 và phần ảo là -3.
C. Phần thực là -3 và phần ảo là 2i.
D. Phần thực là 2 và phần ảo là -3i.
Dễ thấy số phức z có phần thực là 2 và phần ảo là -3.
Câu 2:
Điểm A trong hình vẽ bên là điểm biểu diễn của số phức z. Tìm phần thực và phần ảo của số phức \(\bar{z}\)
Tìm phần thực và phần ảo của số phức.png

A. Phần thực là 3 và phần ảo là -2
B. Phần thực là -3 và phần ảo là 2i
C. Phần thực là 3 và phần ảo là -2i
D. Phần thực là -3 và phần ảo là 2
\(A\left( {3;2} \right) \Rightarrow z = 3 + 2i \Rightarrow \overline z = 3 - 2i \Rightarrow \overline z\) có phần thực là 3 và phần ảo là -2.
Câu 3:
Cho số phức z thỏa mãn \(\left| z \right| = \frac{{\sqrt 2 }}{2}\) và điểm A trong hình vẽ bên là điểm biểu diễn của z. Biết rằng trong hình vẽ bên, điểm biểu diễn của số phức \({\rm{w}} = \frac{1}{{iz}}\) là một trong bốn điểm M,N,P,Q. Tìm điểm biểu diễn của số phức w.
Tìm điểm biểu diễn của số phức w.png

A. Điểm Q
B. Điểm M
C. Điểm N
D. Điểm O
\({\rm{w}} = \frac{1}{{iz}} \Rightarrow {\rm{w}}z = \frac{1}{i} \Rightarrow \arg \left( {{\rm{w}}z} \right) = \arg \left( {\frac{1}{i}} \right) = - \frac{\pi }{2} + k2\pi\)
Suy ra: \(\arg {\rm{w}} + \arg z = - \frac{\pi }{2}\)
Vậy điểm biểu diễn của w là N hoặc P.
Ta có: \(\left| z \right| = \left| {\frac{1}{{iz}}} \right| = \frac{1}{{\left| {iz} \right|}} = \frac{1}{{\left| z \right|}} = \frac{2}{{\sqrt 2 }} = \sqrt 2\)
Suy ra: \(\left| {\rm{w}} \right| = 2\left| z \right|\)
Vậy điểm biểu diễn của w là P.
Câu 4:
Trong số các số phức z thỏa mãn điều kiện \(\left| {z - 4 + 3i} \right| = 3,\) gọi \(z_0\) là số phức có môđun lớn nhất. Tìm \(\left| {{z_0}} \right|\)
A. \(\left| {{z_0}} \right| = 3\)
B. \(\left| {{z_0}} \right|=4\)
C. \(\left| {{z_0}} \right|=5\)
D. \(\left| {{z_0}} \right|=8\)
Gọi \(z = x + yi;\) Khi đó \(z - 4 + 3i = \left( {x - 4} \right) + \left( {y + 3} \right)i\) khi đó: \(\left| {z - 4 + 3i} \right| = \left| {\left( {y - 4} \right) + \left( {y + 3} \right)i} \right| = 3 \Rightarrow {\left( {x - 4} \right)^2} + {\left( {y + 3} \right)^2} = 9\)
Vậy tập hợp các điểm biểu diễn số phức z là đường tròn tâm \(I\left( {4; - 3} \right);R = 3.\)
Đặt: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}} {y = 3\sin t + 4}\\ {y = 3\cos t - 3} \end{array}} \right.\) \(\Rightarrow {x^2} + {y^2} = {\left( {3\sin t + 4} \right)^2} + {\left( {3\cos t - 3} \right)^2}\)
\(= 9{\sin ^2}t + 9{\cos ^2}t + 24\sin t - 18\cos t + 25 = 24\sin t - 18\cos t + 34\)
\(= 24\sin t - 18\cos t \le \sqrt {\left( {{{24}^2} + {{18}^2}} \right)\left( {{{\sin }^2}t + {{\cos }^2}t} \right)} = 30\) (BĐT Bunhiacopxki)
\(\Rightarrow {x^2} + {y^2} \le 30 + 34 = 64 \Rightarrow \sqrt {{x^2} + {y^2}} \le 8 \Rightarrow \left| z \right| \le 8.\)
Câu 5:
Trên mặt phẳng phức, cho điểm A biểu diễn số phức 3-2i điểm B biểu diễn số phức -1+6i. Gọi M là trung điểm của AB. Khi đó điểm M biểu diễn số phức nào trong các số phức sau?
A. \(z = 1 - 2i\)
B. \(z = 2-4i\)
C. \(z = 2+4i\)
D. \(z = 1+2i\)
Số phức biểu diễn bởi điểm M có dạng \(z = a + bi.\)
Với: \(a = \frac{{3 - 1}}{2} = 1;\,b = \frac{{6 - 2}}{2} = 2\) (Do M là trung điểm của AB)
Câu 6:
Cho số phức \(z = 6 + 7i.\) Tìm điểm biểu diễn của \(\overline z\) trên mặt phẳng phức.
A. M(6;7)
B. M(6;-7)
C. M(-6;7)
D. M(-6;-7)
Ta có: \(z = 6 + 7i \Rightarrow \overline z = 6 - 7i.\)
Câu 7:
Tìm số phức z thỏa \(\left| z \right| + z = 3 + 4i.\)
A. \(z = - \frac{7}{6} + 4i\)
B. \(z = - \frac{7}{6} - 4i\)
C. \(z = \frac{7}{6} - 4i\)
D. \(z =- 7+4i\)
Đặt: \(z = a + bi,\,\,(a,b \in \mathbb{R}),\) ta có: \(a + \sqrt {{a^2} + {b^2}} + bi = 3 + 4i \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} b = 4\\ a + \sqrt {{a^2} + {b^2}} = 3 \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} b = 4\\ a = - \frac{7}{6} \end{array} \right..\)
Câu 8:
Tính tổng S của các số phức z thỏa \(\frac{{\overline z }}{z} = \frac{3}{5} - \frac{4}{5}i\) biết \(\left| z \right| = \sqrt 5 .\)
A. S=2
B. S=2i
C. S=i
D. S=0
Điều kiện: \(z \ne 0\)
Khi đó: \(\frac{{\overline z }}{z} = \frac{3}{5} - \frac{4}{5}i \Rightarrow \overline z = \left( {\frac{3}{5} - \frac{4}{5}i} \right)z \Rightarrow 5\overline z = (3 - 4i)z\)
Đặt \(z = a + bi \Rightarrow \overline z = a - bi\,\,(a,b \in\mathbb{R} ,\,\,{a^2} + {b^2} \ne 0)\)
Suy ra: \(5(a - bi) = (3 - 4i)(a + bi) \Leftrightarrow 5a - 5bi = (3a + 4b) + (3b - 4a)i \Leftrightarrow a = 2b\,(1)\)
Do \(\left| z \right| = \sqrt 5 \Leftrightarrow {a^2} + {b^2} = 5\,(2)\)
Từ (1) (2) \(\Rightarrow \left[ \begin{array}{l} \left\{ \begin{array}{l} a = 2\\ b = 1 \end{array} \right. \Rightarrow z = 2 + i\\ \left\{ \begin{array}{l} a = - 2\\ b = - 1 \end{array} \right. \Rightarrow z = - 2 - i \end{array} \right.\)
Câu 9:
Tìm tập hợp các điểm biểu diễn số phức z thỏa \(\left| {z - 1} \right| = \left| {(1 + i)z} \right|\) trên mặt phẳng phức.
A. Đường tròn tâm I(0;-1), bán kính \(r=\sqrt 2.\)
B. Đường tròn tâm I(0;1), bán kính \(r=\sqrt 2.\)
C. Đường tròn tâm I(1;0), bán kính \(r=\sqrt 2.\)
D. Đường tròn tâm I(-1;0), bán kính \(r=\sqrt 2.\)
Gọi M(x,y) là điểm biểu diễn của số phức \(z = x + yi\,\,(x,y \in \mathbb{R}).\)
Ta có:
\(\begin{array}{l} \left| {z - 1} \right| = \left| {(1 + i)z} \right| \Leftrightarrow \left| {x + yi - 1} \right| = \left| {(1 + i)(x + yi)} \right|\\ \Leftrightarrow \left| {(x - 1) + yi} \right| = \left| {(x - y) + (x + y)i} \right|\\ \Leftrightarrow {\left( {x - 1} \right)^2} + {y^2} = {(x - y)^2} + {(x + y)^2}\\ \Leftrightarrow {x^2} + {y^2} + 2x - 1 = 0 \Leftrightarrow {(x + 1)^2} + {y^2} = 2. \end{array}\)
Câu 10:
Tìm tập hợp các điểm biểu diễn số phức z thỏa \(\left| {z + \overline z + 3} \right| = 4\) trên mặt phẳng phức.
A. Đường thẳng \(x=\frac{1}{2}\) và \(x=-\frac{7}{2}.\)
B. Đường thẳng \(x=-\frac{1}{2}\) và \(x=-\frac{7}{2}.\)
C. Đường thẳng \(x=\frac{1}{2}\) và \(x=\frac{7}{2}.\)
D. Đường thẳng \(x=-\frac{1}{2}\) và \(x=\frac{7}{2}.\)
Gọi M(x,y) là điểm biểu diễn của số phức \(z = x + yi\,\,(x,y \in \mathbb{R}).\)
\(\begin{array}{l} \left| {z + \overline z + 3} \right| = 4 \Rightarrow \left| {(x + yi) + (x - yi) + 3} \right| = 4\\ \Rightarrow \left| {2x + 3} \right| = 4 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = \frac{1}{2}\\ x = - \frac{7}{2} \end{array} \right.. \end{array}\)
Vậy tập hợp các điểm biểu diễn số phức z là hai đường thẳng \(x=\frac{1}{2}\) và \(x=-\frac{7}{2}.\)
Câu 11:
Cho A, B, C lần lượt là các điểm biểu diễn của số phức 1+i, 2+4i, 6+5i trên mặt phẳng phức. Tìm số phức z có điểm biểu diễn là D sao cho ABDC là hình bình hành.
A. z=7+8i
B. z=5+2i
C. z=-3
D. z=-3+8i
Theo giả thuyết ta có \(A(1;1),\,B(2;4),\,C(6;5).\)
Gọi \(D(x,y)\) ta có: \(\overrightarrow {AB} = \left( {1;3} \right),\,\overrightarrow {CD} = \left( {x - 6;y - 5} \right)\)
Tứ giác ABDC là hình bình hành khi: \(\overrightarrow {AB} = \overrightarrow {CD} \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} 1 = x - 6\\ 3 = y - 5 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x = 7\\ y = 8 \end{array} \right..\)
Câu 12:
Gọi \(z_1\) và \(z_2\) là các nghiệm của phương trình \({z^2} - 2z + 10 = 0.\) Gọi M, N, P lầ lượt là các điểm biểu diễn của số phức \(z_1,z_2\) và số phức \(w=x+yi.\) Tìm w để MNP là tam giác đều.
A. \({\rm{w}} = 1 + \sqrt {27}\) hay \({\rm{w}} = 1 - \sqrt {27}\)
B. \({\rm{w}} = i + \sqrt {27}\) hay \({\rm{w}} = i - \sqrt {27}\)
C. \({\rm{w}} = \sqrt {27}-i\) hay \({\rm{w}} = \sqrt {27}+i\)
D. \({\rm{w}} = \sqrt {27}-i\) hay \({\rm{w}} =- \sqrt {27}+i\)
\({z^2} - 2z + 10 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} {z_1} = 1 - 3i\\ {z_2} = 1 + 3i \end{array} \right..\)
Suy ra: \(M(1; - 3),\,\,N(1;3)\) và \(P(x,y).\)
Ta có: \(M{N^2} = 36,\,\,M{P^2} = {(x - 1)^2} + {(y + 3)^2},\,\,N{P^2} = \,{(x - 1)^2} + {(y - 3)^3}.\)
Tam giác MNP đều khi: \(\left\{ \begin{array}{l} N{P^2} = M{P^2}\\ N{P^2} = M{N^2} \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} y = 0\\ {(x - 1)^2} = 27 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} \left\{ \begin{array}{l} x = 1 + \sqrt {27} \\ y = 0 \end{array} \right.\\ \left\{ \begin{array}{l} x = 1 - \sqrt {27} \\ y = 0 \end{array} \right. \end{array} \right.\)
Vậy: \({\rm{w}} = 1 + \sqrt {27}\) hay \({\rm{w}} = 1 - \sqrt {27} .\)
Câu 13:
Tìm tập hợp các điểm biểu biểu diễn số phức \(\omega = (1 - 2i)z + 3\) trên mặt phẳng phức biết \(\left| {\omega + 2} \right| = 5.\)
A. Đường tròn\({(x - 1)^2} + {(y - 4)^2} = 125\)
B. Đường tròn \({(x - 5)^2} + {(y - 4)^2} = 125\)
C. Đường tròn \({(x +1)^2} + {(y - 2)^2} = 125\)
D. Đường thẳng x=2
Gọi \(M(x;y),\,\,(x,y \in \mathbb{R})\) thì M là điểm biểu diễn của số phức \(\omega = x + yi.\)
\(\omega = (1 - 2i)z + 3 \Rightarrow z = \frac{{x - 3 + yi}}{{1 - 2i}} = \frac{{x - 2y - 3}}{5} + \frac{{2x + y - 6}}{5}i.\)Theo giả thiết:
\(\begin{array}{l} \left| {z + 2} \right| = 5 \Leftrightarrow \left| {\frac{{x - 2y + 7}}{5} + \frac{{2x + y - 6}}{5}i} \right| = 5\\ \Leftrightarrow {(x - 2y + 7)^2} + {(2x + y - 6)^2} = 325 \end{array}\)
Suy ra: \(5{(x - 1)^2} + 5{(y - 4)^2} = 625 \Leftrightarrow {(x - 1)^2} + {(y - 4)^2} = 125.\)
Câu 14:
Điểm nào trong các điểm A, B, C, D biểu diễn cho số phức có môđun bằng \(2\sqrt{2}\)
biểu diễn cho số phức có môđun.png

A. Điểm A
B. Điểm B
C. Điểm C
D. Điểm D
D biểu diễn cho \(2+2i\). Số phức này có môđun bằng \(2\sqrt{2}\)
Câu 15:
Tập hợp các điểm biểu diễn số phức z thỏa mãn điều kiện \(\left| {z - i} \right| = 1\) trên mặt phẳng phức.
A. Đường thẳng đi qua hai điểm \(A(1;1)\) và \(B(-1;1)\)
B. Hai điểm \(A(1;1)\) và \(B(-1;1)\)
C. Đường tròn tâm \(I(0;1)\) bán kính \(R=1\)
D. Đường tròn tâm \(I(0;-1)\) bán kính \(R=1\)
Đặt \(z = x + yi\left( {x,y \in \mathbb{R}} \right)\), khi đó
\(\left| {z - i} \right| = 1 \Leftrightarrow \left| {x + \left( {y - 1} \right)i} \right| = 1 \Leftrightarrow \sqrt {{x^2} + {{\left( {y - 1} \right)}^2}}\) \(= 1 \Leftrightarrow {x^2} + {\left( {y - 1} \right)^2} = 1\)
Vậy tập hợp các điểm biểu diễn số phức z là đừờng tròn tâm I(0;1) bán kính R=1.
Câu 16:
Cho số phức z thỏa mãn (2 - i)z = 7 - i. Hỏi điểm biểu diễn của z là điểm nào trong các điểm M, N, P, Q ở hình dưới?
các điểm M, N, P, Q ở hình dưới.png

A. Điểm P.
B. Điểm Q.
C. Điểm M.
D. Điểm N
Ta có \(z = \frac{{7 - i}}{{2 - i}} = \frac{{(7 - i)(2 + i)}}{{(2 - i)(2 + i)}} = \frac{{15 + 5i}}{5} = 3 + i.\)
Do đó điểm biểu diễn z là điểm có tọa độ là (3;1)