13 kết bài tây tiến của Quang Dũng hay nhất

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT

Kết bài 1

Đọc “ Tây Tiến”, cái ta cảm nhận được không phải chỉ là vẻ đẹp hào hùng, hào hoa, sự bi tráng của người lính mà còn là vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng của thiên nhiên. Tất cả hiện lên thật rõ nét trong nỗi nhớ của nhân vật trữ tình. Có thể nói, Quang Dũng đã xây dựng thành công bức tượng đài bất hủ về người lính trong kháng chiến chống Pháp. Khói lửa chiến tranh đã qua đi, lịch sử dân tộc cũng đã bước sang trang mới, nhiều người thuộc đoàn quân Tây Tiến năm xưa giờ đây đã trở thành thiên cổ. Thế nhưng, đúng như những gì mà Gian Nam từng viết:
“ Tây Tiến biên cương mờ khói lửa
Quân đi lớp lớp động cây rừng
Và bài thơ ấy, con người ấy
Vẫn sống muôn đời với núi sông”.

Kết bài 2

Quang Dũng một lần nữa khẳng định ý chí sắt đá của người lính Tây Tiến. Họ ra đi không hề "hẹn ước". Họ đã ra đi không hẹn ngày trở về, họ quyết tâm dành lại độc lập cho dân tộc. Tinh thần " một đi không trở lại" của người lính Tây Tiến cũng như những anh bộ đội cụ Hồ lúc bấy giờ. Bằng bút pháp nghệ thuật tả thực cùng cảm hứng lãng mạn, Quang Dũng đã tạo ra một thi phẩm tuyệt vời. Chân dung người lính Tây Tiến đã được khắc họa rất rõ qua lời thơ và nỗi nhớ của tác giả dành cho tiểu đội của mình. Quả thực, "Tây Tiến" xứng đáng là bản anh hùng ca của chùm thơ cách mạng Việt Nam thời bấy giờ.

Kết bài 3

Tây Tiến là một trong những bài thơ hay nhất viết về người chiến sĩ cầm súng bảo vệ Tổ quốc, tiêu biểu cho thơ ca Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp. Với bút pháp lãng mạn, với cốt cách tài hoa, phong độ hào hùng của nhà thơ – chiến sĩ, Quang Dũng đã chạm khắc vào thời gian, vào thơ ca và lòng người hình ảnh người chiến sĩ vô danh Thăng Long – Hà Nội, của dân tộc Việt Nam anh hùng. Trước linh hồn người liệt sĩ, ta thắp lên nén tâm hương, nghiêng mình với tình cảm biết ơn và kính phục nhà thơ cùng những chiến sĩ vinh quang trong đoàn binh Tây Tiến.

Kết bài 4

Quang Dũng đã viết về người lính tây tiến với tất cả nỗi nhớ, niềm thương, sự ngưỡng mộ, sự tự hào xen lẫn niềm xót xa tiếc nuối. Nhà thơ viết bằng bút pháp hiện thực và lãng mạn nhưng nghiêng nhiều về lãng mạn. Bài thơ độc đáo trong việc xây dựng hình ảnh, gieo vần, phối thanh, ngắt nhịp. Tất cả đã làm sống lại trong lòng người đọc một thời kỳ không thể nào quên của dân tộc. Đọc Tây tiến ta sẽ thấu hiểu hơn vẻ đẹp của những người lính chống pháp, hiểu hơn về đất nước ta một thời kỳ trận mạc, hiểu hơn giá trị của hòa bình của sự mất mát hi sinh để ta trân trọng hơn những ngày tháng được sống trong độc lập, tự do hôm nay.

Kết bài 5

Phận tích Tây Tiến của Quang Dũng, chúng ta có thể hình dung ra hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ mà tráng lệ đồng thời cũng xây dựng một bức tượng đài người lính hùng dũng đáng ngợi ca, khâm phục. Bằng ngòi bút sắc sảo, giọng thơ sâu lắng nhiều tình cảm, “Tây Tiến” như một ngọn gió mới thổi vào thơ ca Việt Nam một luồng gió mới – một miền kí ức hào hùng sâu sắc.

Kết bài 6

“ Thơ ca nếu không có người tôi đã mồ côi” Nếu không có thơ ca Quang Dũng vẫn có thể sáng tác nhạc, vẽ tranh. Nhưng chỉ có những vần thơ thì ông mới thể hiện được hết những cảm xúc chân thành nhất được cất lên từ chính dòng máu nóng của ông để rồi bài thơ Tây Tiến mãi chạm khắc vào lòng người đọc những ấn tượng riêng về bức tranh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc qua đó làm nổi bật hình ảnh những người lính- họ là tiêu biểu cho một thế hệ những con người kháng chiến chống Pháp ân tình, thuỷ chung mà nhạy cảm tinh tế đồng thời cũng hết sức tài hoa, lãng mạn.

Kết bài 7

Tây Tiến là vừa là khúc tráng ca, vừa là khúc trầm ca, vừa mang vẻ đẹp hào hoa, vừa chứa vẻ đẹp hào hùng. Quang Dũng đã góp thêm cho nền thi ca kháng chiến một tuyệt phẩm về người lính mà ai đi qua cũng phải lưu lại những ấn tượng cho riêng mình.

Kết bài 8

Bằng ngòi bút tài hoa cùng tâm hồn lãng mạn, Quang Dũng đã khắc họa trước mắt bạn đọc về đời sống chiến tranh gian lao, khổ cực của anh bộ đội cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Thật đúng như nhà phê bình Trần Lê VĂn từng nhận xét:”Tây Tiến là đứa con đầu lòng tráng kiện, hào hoa của đời thơ Quang Dũng.”

Kết bài 9

“ Thơ là thơ, đồng thời là hoạ, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng”. Quả đúng như vậy bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng là một bài thơ hay được viết nên bởi tâm hồn tài hoa, lãng mạn của người lính trí thức tiểu tư sản. Bài thơ như một bức tượng đài bất tử đã tạc vào nền văn học Việt Nam hình ảnh người lính trí thức yêu nước vô danh. Bài thơ hội tụ mọi vẻ đẹp và bản sắc của thơ ca kháng chiến ca ngợi chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.

Kết bài 10

“Thơ là đi từ chân trời của một người đến chân trời của nhiều người”, những gì xuất phát từ trái tim sẽ đi đến trái tim. Có lẽ vì thế mà đã hơn nửa thế khỉ trôi qua với bao thăng trầm lịch sử, con người thực dụng hơn và thờ ơ hơn với văn chương nhưng “ Tây Tiến” vẫn sẽ được đọc nhiều, thuộc nhiều, yêu nhiều. Đó là vinh dự của một nhà thơ khi thi phẩm của mình thực sự sống trong lòng bạn đọc. Những tình cảm, nỗi nhớ trong “Tây Tiến” mang sức rung cảm chân thật đến run rẩy từng làn da thớ thịt. Vậy là “Thơ hay luôn có sức rung động mãnh liệt” quả không sai!

Kết bài 11

Đâu là cầu nối giữa quá khứ và tương lai, đâu là thanh nam châm thu hút mọi thế hệ? Đó chẳng phải là văn học hay sao. Văn học vẫn luôn sống một cuộc đời cao đẹp gắn liền với con người và kết tinh những giọt ngọc của thời đại. Tất cả những giá trị vĩnh cửu đó đã thăng hoa cùng ngòi bút của nhà thơ Quang Dũng để tác phẩm “Tây Tiến” mãi vấn vương trong trái tim biết bao bạn đọc. Giữa cái bộn bề của thị trường thơ hôm nay, mở lại trang sách cũ, trang thơ đầy chất tài hoa, lãng mạn, trữ tình nhưng nỗi nhớ của Quang Dũng về đồng đội, về những kỉ niệm của đoàn quân Tây Tiến gắn liền với khung cảnh thiên nhiên miền Tây Bắc hùng vĩ, hoang sơ, thơ mộng vẫn còn mãi đó trong dòng chảy văn chương bao thế hệ.

Kết bài 12

“ Thi trung hữu họa:
Thi trung hữu nhạc”
Với Quang Dũng, “Tây Tiến” chính là thi phẩm gói trọn bao tinh hoa độc đáo ấy. Bài thơ là nhạc, là họa, là khúc trường ca vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Pháp của toàn dân tộc.

Kết bài 13

Tây Tiến là bài thơ đặc sắc nhất góp phần đưa tên tuổi Quang Dũng lên một tầm cao mới của nghệ thuật. Với ngòi bút tài hoa, lãng mạn của mình Quang Dũng đã xây dựng thành công hình tượng người lính vừa bi tráng vừa tài hoa, hai chất thơ ấy không thể tách rời mà hoà quyện vào nhau tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm. Hình tượng thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ được xây dựng làm nền góp phần tô đậm vẻ đẹp của người lính Tây Tiến lạc quan, yêu đờ